Trang chủ Dinh dưỡng 15 mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cần biết

15 mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cần biết

43
0
Chia sẻ

Sau đây là một số cách tốt nhất để thực phẩm có độ tươi lâu, theo Insider.

Nên cất sữa ở sâu bên trong tủ lạnh, để đảm bảo nhiệt độ ổn định nhằm bảo quản được lâu /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Nên cất sữa ở sâu bên trong tủ lạnh, để đảm bảo nhiệt độ ổn định nhằm bảo quản được lâu. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

1. Các loại rau gia vị

Ngò tây, húng quế, nên cắt bớt thân, giữ lá khô, cắm vào ly nước, phủ nhẹ ni lông, không gói chặt.Hương thảo, húng tây và xạ hương nên cuộn trong khăn giấy ẩm, cho vào túi nhựa, giữ tươi 2 – 3 tuần.Để nguyên cần tây, bọc trong giấy nhôm, cất vào tủ lạnh.

2. Chanh giúp bảo quản bơ

Thoa một ít nước chanh lên nửa quả bơ còn lại giúp ngăn bơ đổi màu. Nửa quả bơ còn lại, chọn bên có hạt, sẽ tươi lâu. Bơ chưa chín nên bảo quản ở nhiệt độ phòng cho đến khi chín. Bơ chín nên bảo quản trong tủ lạnh, theo Insider.

3. Không rửa trái cây và củ quả trước khi cho vào tủ lạnh

Rửa trái cây và rau quả làm giảm tuổi thọ và nhanh thối rữa, chỉ rửa trước khi ăn.

4. Một số trái cây và rau không nên để gần nhau

Trái cây và rau quả sinh ra các loại khí khác nhau, có thể khiến sản phẩm khác bị hỏng nhanh chóng.Táo, chuối và bơ là loại thực phẩm sinh nhiều khí không nên để gần nhau.Bông cải xanh, cà rốt và khoai tây ít sinh khí, có thể để cùng và nên tránh xa những loại khác.

5. Bảo quản cà chua tùy theo độ chín

Cho cà chua chưa chín vào túi giấy, cuống hướng xuống, bảo quản ở nhiệt độ phòng, thông thoáng và tránh ánh sáng mặt trời.Đối với cà chua chín, có thể cất trong tủ lạnh, nhưng sẽ giảm hương vị và chất dinh dưỡng, theo Insider.

6. Không dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy nhôm để bọc phô mai

Gói phô mai bằng giấy sáp hoặc giấy chống ẩm, cho vào túi nhựa, không bọc kín.Không để các loại phô mai có mùi bên cạnh các thực phẩm có mùi thơm hoặc trái cây có múi (cam, chanh, bưởi,…), vì sẽ hấp mùi lẫn nhau.

7. Không cất sữa ở cửa tủ lạnh

Nên cất sữa ở sâu bên trong tủ lạnh, để đảm bảo nhiệt độ ổn định nhằm bảo quản được lâu. Tránh để ở ngăn chứa ngay cửa tủ lạnh vì không đảm bảo nhiệt độ, theo Insider.

8. Tránh để trứng ở cửa tủ lạnh

Nhiều người vẫn cất trứng ở khay đựng trứng ngay cửa tủ lạnh. Nhưng thực tế, vị trí này không đảm bảo độ lạnh để bảo quản trứng. Nên cất trứng ở sâu bên trong tủ lạnh.

9. Trữ đông thịt

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, thịt không bị mất giá trị dinh dưỡng trong tủ đông. Có thể bảo quản gà nguyên con được 1 năm trong tủ đông, nhưng thịt gà cắt miếng chỉ được 9 tháng. Các loại thịt khác để được từ 2 – 12 tháng, theo Insider.

10. Không bảo quản cà phê trong tủ lạnh

Cà phê rất dễ hút ẩm, nên sử dụng sớm sau khi rang để giữ nguyên mùi thơm. Cho vào hộp kín, để ở nơi khô, tối.

11. Rau xanh nên bọc bằng khăn giấy

Rau xanh như xà lách nên rửa nhẹ và để thật ráo, bọc bằng khăn giấy hơi ẩm, cho vào túi nhựa, cất vào tủ lạnh, theo Insider.

12. Gừng rất dễ giữ tươi

Cho vào túi ni lông, ép hết không khí ra ngoài, cất vào tủ lạnh.

13. Không cất bánh mì trong tủ lạnh

Nên bảo quản bánh mì ở nhiệt độ phòng.Tuy nhiên, nếu cần bảo quản lâu, đông lạnh bánh mì có thể giữ được 3 tháng. Nên cắt bánh thành nhiều lát, chia thành nhiều phần để dễ sử dụng.

14. Không cất dứa trong tủ lạnh

Dứa nguyên quả, chưa chín nên trữ ở nhiệt độ phòng cho đến khi chín.Đối với dứa đã cắt ra, nên cất trong tủ lạnh để tránh bị chuyển màu nâu.

15. Cất nấm trong tủ lạnh là cách tốt nhất

Rửa nấm, để thật ráo, gói trong khăn giấy hoặc túi giấy, cho vào tủ lạnh, sẽ tươi lâu.Nhưng không nên trữ hành tây và tỏi trong tủ lạnh, theo Insider.

Nguồn: Thanh Niên