Trang chủ Sống 5 cách cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình

5 cách cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình

30
0
Chia sẻ

Chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” luôn làm cho mối bận tâm của các gia đình Việt hiện nay. Thật khó để có thể cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình của mình. Những áp lực công việc đôi khi khiến bố mẹ ngày càng cách xa con mình.

Thấu hiểu được hoàn cảnh của các bậc cha mẹ Việt hiện nay, xin gửi đến bạn kinh nghiệm để cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Những thông tin sau đây hứa hẹn sẽ giúp bạn có thêm nhiều cách để yêu thương người thân mình hơn đấy.

Lên kế hoạch làm việc

Cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình
Cần cân bằng thời gian giữa kế hoạch công việc và kế hoạch chăm sóc con cái. (ảnh minh họa)

Bạn cần ghi chép tỉ mẫn kế hoạch nhưng công việc cần làm của mình. Để tiện theo dõi, bạn nên sắp xếp chúng theo một thời gian biểu hợp lý. Cần cân bằng thời gian giữa kế hoạch công việc và kế hoạch chăm sóc con cái.

Kế hoạch của bạn luôn cần sự linh hoạt vì có những trường hợp không như ý muốn như bệnh tật, đám cưới,… Hãy cố gắng để dành những khoảng thời gian trống để dự phòng hoặc nghỉ ngơi nhé!

Đừng quá cầu toàn

Cân bằng giữa công việc và đời sống gia đình là một cuộc chiến không hề đơn giản.
Đừng để công việc ở cơ quan ảnh hưởng đến việc nhà và đừng mang chúng về nhà nhé! (ảnh minh họa)

Cân bằng giữa công việc và đời sống gia đình là một cuộc chiến không hề đơn giản. Chẳng có một quy chuẩn nào đưa ra để cân bằng hai điều trên. Bởi tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận, hoàn cảnh và sự cố gắng của bạn.

Hãy luôn dành một khoảng không gia cho gia đình. (Photo by: thinkstockphotos)

Gia đình trẻ khuyên bạn nên làm tốt nhất có thể. Tuy nhiên bạn đừng bận tâm quá nhiều đến sự hoàn hảo nhé. Bạn hãy đặt ra những công việc cần ưu tiên. Sau đó sắp xếp để giải quyết các công việc sau đó. Đừng để công việc ở cơ quan ảnh hưởng đến việc nhà và đừng mang chúng về nhà nhé!

Giảm bớt nhu cầu

Cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp
Sau những áp lực, việc mua sắm hay chuẩn bị cho một chuyến đi sẽ khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn. (ảnh minh họa)

Đừng nghĩ nhiều đến chuyện thăng chức, quan trọng là hãy điêu chỉnh mục tiêu nghề nghiệp cũng mình để cân bằng theo ý bạn muốn. Cần giảm bớt các nhu cầu và mong muốn của mình lại. Thay vào đó, bạn nên thư giãn và dành khoảng thời gian đáng quý của mình cho gia đình.

Việc bạn giảm bớt các nhu cầu cá nhân như mua sắm, du lịch,… họ dễ cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, đừng quá căng thẳng trong chuyện này. Sau những áp lực công việc và gia đình, việc mua sắm hay chuẩn bị cho một chuyến đi sẽ khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nói chuyện với sếp

Tận dụng cơ hội này để sử dụng thời gian hợp lý.
Bạn nên thẳng thắn nói chuyện với sếp. (ảnh minh họa)

Hãy thẳng thắn nói chuyến với sếp của bạn nếu như bạn muốn làm việc tại nhà hoặc muốn phân chia và lên kế hoạch rõ ràng cho lịch làm việc. Bạn nên tận dụng cơ hội này để sử dụng thời gian hợp lý. Bên cạnh đó, bạn có thể dành nhiều thời gian cho gia đình hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Đây là một điều thiết yếu để tạo sự cân bằng giữa cuộc sống và việc làm. Khi bạn nhận được sự giúp đỡ từ họ, bạn cảm thấy thoải mái và ít áp lực hơn.

Dành thời gian cho bạn đời của mình

Hãy luôn để bé nhớ về một gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nhé!
Gia đình của bạn chỉ thực sự yên ấm khi các thành viên trong gia đình dành thời gian cho nhau. (ảnh mình họa)

Nhiều người, khi kết hôn xong, vì quá mải mê cho công việc ở cơ quan mà quên đi gia đình của mình. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây đỗ vỡ hạnh phúc gia đình.

Gia đình của bạn chỉ thực sự yên ấm khi các thành viên trong gia đình dành thời gian cho nhau. Những bữa cơm gia đình, những buổi dã ngoại cuối tuần thật sự rất quan trọng. Bữa tối là khoảnh khắc mọi người cùng quây quần bên nhau chuẩn bị món ăn, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Sau những áp lực công việc, gia đình cùng nhau trò chuyện vui vẻ, như thế thật đáng trân trọng. Hãy luôn để bé nhớ về một gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nhé!

Nguồn: Gia đình trẻ