Trang chủ Dinh dưỡng 9 loại thực phẩm quen thuộc giàu dinh dưỡng hơn khi nấu...

9 loại thực phẩm quen thuộc giàu dinh dưỡng hơn khi nấu chín

13
0
Chia sẻ

Cà chua, cà rốt, ớt chuông… là những loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống hằng ngày, chúng cung cấp loại vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng chúng sẽ giàu dinh dưỡng hơn khi được nấu chín.  

1. Cà chua

Ảnh He
Ảnh: Greg Dupree, Health

Cà chua sống là thực phẩm yêu thích của nhiều người vì nó cung cấp nhiều vitamin C. Tuy nhiên, khi cà chua được nấu chín lycopene trong cà chua sẽ tăng khoảng 35%. Trong đó, lycopene là một trong các chất chống oxy hóa, giúp chống lại một số bệnh ung thư, bao gồm cả tuyến tiền liệt, tuyến tụy, cổ tử cung, vú và phổi, cùng các nguy cơ mắc bệnh khác như bệnh tim.

2. Cà rốt

Ảnh Boldsky
Ảnh: Boldsky

Chất Caroten có trong cà rốt cũng chính là bán thành phẩm của lượng Vitamin A – nguồn sinh ra Vitamin A. Nhưng chất này lại khó hấp thu khi ăn sống hoặc làm nộm, khoảng 90% Caroten trong cà rốt khi ăn sống không được dạ dày hấp thu. Nguyên nhân là do caroten chỉ tan trong dầu mỡ do đó nấu chín cà rốt với dầu mỡ hoặc thịt là cách dùng tốt nhất để có thể hấp thụ được hết lượng Vitamin dồi dào có trong củ này.

3. Đậu que

Ảnh
Ảnh: Brighsite

Đậu que có thể ăn được cả ở dạng thô và nấu chín. Tuy nhiên, khi bạn nấu chí đậu que bằng cách hấp, nó sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, chúng sẽ cung cấp hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn khi được nướng hoặc chiên, xào.

4. Nấm 

Ảnh
Ảnh: Boldsky

Nấm là loại thực phẩm đặc biệt vì cung cấp lượng vitamin, khoáng chất như một loại thịt lại vừa mang lại lượng chất xơ hữu ích như rau xanh mà một người cần được cung cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy nhiều vitamin, khoáng chất của nấm thường khó được hấp thụ khi là thực phẩm sống. Đơn cử như C trong nấm khi nấu chín lại được cung cấp nhiều hơn dù thông thường điều này ít xảy ra, bởi nhiệt độ cao thường làm cho vitamin C bị oxy hóa nhanh chóng.

Nấm nấu chín cũng sẽ tăng hàm lượng chất xơ, calci và sắt, đặc biệt làm giảm hàm lượng chitin và giúp giải phóng các chất dinh dưỡng.  

5. Khoai tây

a
Ảnh: Brighsite

Khoai tây là nguồn cung cấp vitamin C và B6, kali, mangan, chất xơ, photpho và chứa nhiều dinh dưỡng thực vật… Khi nấu chín khoai tây sẽ ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu, lượng kali trong khoai tây sẽ giúp trái tim của bạn khỏe mạnh.

6. Cà tím

Ảnh
Ảnh: Health

Khi áp chảo, cà tím sẽ giữ được lượng lớn axit chlorogeni, cho phép làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu (từ đó có thể giảm huyết áp và nguy cơ tiểu đường). Mặt khác, khi luộc cà tím, nó sẽ giữ lại nhiều chất chống oxy hóa delphinidin. Cũng cần phải nhớ rằng cà tím sống có chất độc solanine, song bạn phải ăn một lượng lớn mới ảnh hưởng tới dạ dày.

7. Măng tây

Ảnh H
Ảnh: Health

Măng tây có chứa nhiều chất xơ, khi nấu lên sẽ dễ tiêu hóa hơn và hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, E, K, beta-carotene, quercetin, zeaxanthin, lutein, phenol và rutin. Một nghiên cứu còn cho thấy, măng tây sau khi nấu làm tăng cường hoạt tính chống oxy hóa. 

Nấu măng tây bằng cách hấp, chần hoặc nướng vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.

8. Hoa Atiso

A
Ảnh: Health

Hoa Atiso có vị thơm dịu, ngọt nhẹ, đặc biệt thích hợp cho người bị tiểu đường, nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc. Khi bạn hấp, Atiso sẽ làm tăng mức độ chống oxy hóa của chúng lên gấp 15 lần, trong khi luộc thì chỉ tăng lên 8 lần. Lời khuyên ở đây là bạn nên ăn Atiso theo dạng hấp.

9. Ớt chuông đỏ

Ảnh
Ảnh: Boldsky

Ớt chuông đỏ chứa nhiều carotenoid, và cũng giống như cà rốt, sau khi nấu chín sẽ làm tăng cường khả năng hấp thu carotenoid của cơ thể. Các chuyên gia cũng cho rằng, nấu chín có thể giúp duy trì các chất chống oxy hóa có trong ớt chuông. 

Tốt nhất bạn nên nướng hoặc chiên sẽ tốt hơn luộc hay hấp chín. Tuy nhiên, hãy chú ý thời gian nấu và nhiệt độ, nấu quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy các chất chống oxy hóa.

Nguồn: Lao động