Nhiều phụ huynh luôn hối thúc con học tập chăm chỉ hơn nữa, giỏi hơn nữa để sau này thành công. Nhưng thực tế, điểm số ở trường lớp không phải yếu tố ảnh hưởng nhiều đến thành công sau này.
Rất nhiều bậc cha mẹ cố gắng thuyết phục con cái họ rằng việc học hành thực sự quan trọng. Và khi những đứa trẻ đạt kết quả không tốt, họ liên tục hối thúc con học hành chăm chỉ hơn nữa. Nhưng thực tế cuộc sống, kết quả học tập không phải là tất cả. Bạn có biết bao nhiều người từng học không tốt ở trường, nhưng lại có sự nghiệp thành công, địa vị cao trong xã hội.
Điều này đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu và phân tích để lý giải: Tại sao nhiều người học tập ở trường không tốt nhưng lại có thể trở thành một người thành công trong tương lai?
Họ không quan tâm nhiều đến thứ hạng học tập
Đối với nhiều học sinh, thứ hạng học tập ở lớp là bằng chứng của thành công: Kết quả tốt đồng nghĩa với việc họ đạt được thành tựu. Tuy nhiên, kết quả học tập không hoàn toàn khách quan bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tốt khác như tâm trạng học sinh, giao viên… Những học sinh học kém không cần chứng minh bản thân thành công bằng điểm số. Khi theo đuổi mục tiêu, họ không để ý đến thái độ của người khác. Họ quan tâm nhiều hơn đến sự hài lòng của bản thân và kết quả họ làm được.
Họ không cần cố gắng để thể hiện tốt
Đối với những học sinh giỏi, việc gây ấn tượng tốt với giáo viên rất quan trọng. Đó là lý do họ luôn cố gắng tỏ ra hăng hái ngay cả trong những môn học họ không thích. Còn người học kém thì ngược lại, họ không cần cố gắng gây ấn tượng với ai cả. Thậm chí họ sẽ không làm những thứ bản thân không muốn, dù có bị giáo viên ép.
Họ không làm mọi thứ 1 mình
Các học sinh giỏi thường gắn liền với nguyên tắc: Nếu bạn muốn đạt được kết quả tốt, hãy làm bài 1 mình”. Họ luôn tự học 1 mình và kiểm soát mọi thứ. Cùng lúc đó, những học sinh kém hơn thường tìm cách để người khác giúp đỡ học đạt được thứ mong muốn.
Trong cuộc sống trưởng thành, mọi người cũng gắn với các khuôn mẫu này: Trong khi những người từng học giỏi cố gắng làm việc một mình tới kiệt sức, thì một số người từng học kém lại giao việc cho người khác để đạt được mục tiêu họ muốn.
Họ chấp nhận bản thân không hoàn hảo
Một số người có nguyên tắc: “Một khi đã làm gì tôi muốn phải làm hoàn hảo. Cuộc sống như vậy thật sự có chút khó khăn bởi thành công trong mọi việc là điều không thể. Chúng ta miệt mài cả năm với núi công việc bất tận và sẽ chẳng bao giờ có thời gian cho bản thân.
Đây là một ví du: Một cậu học sinh rất yêu nghệ thuật điều khắc nhưng kết quả học tập ở trường của cậu không hề tốt. Tuy nhiên, điểm số kem không thể ngăn cản cậu tiếp tục mở ước nghệ thuật của mình. Sau này, cậu học sinh đó đã trở thành một nghệ sĩ điêu khắc tài năng, được nhiều người chú ý. Nếu luôn để ý đến thứ hạng học tập ở trường thì người nghệ sĩ đó đã chẳng thể khai phá hết năng lực nghệ thuật của bản thân và thành công đến vậy.
Họ không gò bó bản thân
Những người học kém không bao giờ ép bản thân làm những thứ họ không thích thú. Thay vào đó, họ tập trung vào những sở thích cá nhân, đem lại cảm hứng cho bản thân.
Những học sinh học kém thường dùng thời gian rảnh để làm những thứ họ muốn như vẽ, chơi thể thao, hay chơi nhạc… Theo các nhà tâm lý học, những học sinh giỏi thường rất ít thời gian thư giãn bởi có quá nhiều bài tập phải làm. Điều đó không chỉ khiến họ căng thẳng mà còn có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý trong cuộc sống trưởng thành sau này. Ví dụ như rất nhiều người luôn cảm thấy lo lắng khi không đáp ứng được kỳ vọng của người khác.
Họ thoải mái với những thất bại và cả thành công
Hầu hết mọi người đều cảm thấy khó khăn khi đối mặt với thất bại. Nhiều người thậm chí coi một sai lầm nhỏ là một vấn đề lớn. Nhưng những người từng học kém thì đã quen với cả kết quả tốt và xấu. Đối với họ, kết quả tệ không phải là kết thúc. Trong thực tế, họ có thể xử lý sự căng thẳng tốt hơn, phục hồi nhanh hơn sau thất bại.
Họ sẵn sàng với thử thách
Những người từng không thành công trong học tập ở trường thường thích nghi tốt hơn với các tình huống. Họ cho phép bản thân mơ mộng và không tuân theo kế hoạch do phụ huynh định sẵn. Khi trưởng thành, họ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, công việc tốt hơn.
Nếu muốn nghỉ học đại học, đổi việc hay chuyển chỗ ở tới thành phố khác, họ sẽ quyết định quyết đoán hơn. Họ thực sự lắng nghe và biết bản thân muốn gì.
Nguồn: Cafebiz