Trang chủ Dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng sau điều trị Covid-19

Chế độ dinh dưỡng sau điều trị Covid-19

8
0
Chia sẻ

Người bệnh cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng bằng cách cung cấp đủ các thực phẩm trong chế độ ăn, giai đoạn phục hồi sau Covid-19.

Thực phẩm

Thực phẩm thuộc các nhóm:

– Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường: gạo, ngũ cốc, khoai, củ…
– Nhóm thực phẩm giàu đạm: các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại…
– Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu…
– Nhóm vitamin – khoáng chất:
+ Các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với người sau điều trị bệnh là vitamin A, C, D, E và chất khoáng như sắt, kẽm…
+ Để bổ sung các loại vi chất do tổn hại của bệnh Covid-19, F0 nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như: tôm, cua, cá. Để bổ sung Kali, mọi người nên ăn thêm chuối chín, bổ sung kẽm nên ăn hàu, sò, cá…
+ Để hỗ trợ cho đường tiêu hóa, người bệnh nên bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần, đồng thời bổ sung viên đa vitamin – khoáng chất cho người lớn, hay các dạng siro hay cốm đa vitamin – khoáng chất cho trẻ em giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, cơ thể mau bình phục.
– Nước uống cũng rất cần thiết như: nước đun sôi, nước sinh tố, hoa quả…

Ảnh: Freepik
F0 sau điều trị vần cần bổ sung dinh dưỡng. Ảnh: Freepik

Khẩu phần

– Cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng: đạm (protein) từ 13 – 20%; chất béo (lipid) 20 – 25%; chất bột đường (glucid) từ 55% đến 65%.
– Ăn đa dạng, phối hợp từ 15 đến 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày.
– Về chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỷ lệ chất béo động vật, chất béo tổng số dưới 60%.
– Người sau điều trị Covid-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở.
– Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/một tuần, 3 quả trứng/một tuần và uống thêm sữa 1 – 2 cốc/ngày.

Hạn chế hoặc tránh

– Các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt…), các loại động vật có vú (lợn, bò…).
– Các món ăn chiên, rán, nướng vì khó tiêu
– Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, súc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…
– Các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas.
– Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

Nguồn: VnExpress