Trang chủ Tiêu dùng Chiêu ‘đánh bẫy’ nhà đầu tư của Coolcat

Chiêu ‘đánh bẫy’ nhà đầu tư của Coolcat

20
0
Chia sẻ

Các nhà đầu tư cho rằng họ bị lừa bởi mờ mắt trước lợi nhuận cao và chiêu trò bảo hiểm vốn của Coolcat.

Nhà đầu tư sàn Coolcat bị lừa như thế nào? 

Nhà đầu tư sàn Coolcat cho biết sau khi nộp hàng trăm triệu và giới thiệu người nhà đầu tư cùng thì hệ thống này bất ngờ sập. Toàn bộ số tiền bên trong ứng dụng đều bị đóng băng.

Nhiều ngày qua, hàng trăm người dân từ khắp nơi tập trung về TP.HCM để làm đơn tố cáo bị Coolcat lừa đảo. Nạn nhân của ứng dụng này có đủ thành phần trong xã hội, từ doanh nhân đến bà mẹ bỉm sữa và cả thợ hồ.

Mới 2 tuần trước, không nhà đầu tư nào nghĩ sẽ có số phận như bây giờ. Thời điểm đó, họ vẫn tính đổ thêm tiền vào ứng dụng.

Vậy Coolcat hấp dẫn ra sao mà khiến hàng nghìn người “sập bẫy”?

“Sinh lời cao, bảo hiểm vốn”

Nội dung đơn tố cáo gửi đến Công an TP.HCM của chị H.T.M. thể hiện chị biết đến Coolcat thông qua trang web www.coolcat.com.vn và https://coolcatvietnam.vn.

Theo chị M., khi người chơi nộp tiền và tham gia trade BO (nhị phân) trong thị trường giao dịch Bitcoin (vào thứ 7 và chủ nhật) hoặc XAU (từ thứ 2 đến thứ 6), lãi suất trung bình 2% số vốn đầu tư cho các gói bảo hiểm sẽ được rót về tài khoản.

Các nhà đầu tư viết đơn tố cáo Coolcat. Ảnh: Lê Trai.

Người tham gia chơi bằng cách dự đoán giá lên hoặc xuống của Bitcoin hoặc XAU. Nnếu dự đoán đúng, người chơi sẽ lãi 73% trên số tiền đã đặt lệnh trade, nếu dự đoán sai, toàn bộ số tiền cược sẽ mất.

Mỗi ngày, người chơi được dự đoán 11-16 lệnh. Khách hàng thua liên tiếp 6 lệnh thì phải khai báo bảo hiểm, lệnh thứ 7 sẽ được chuyên gia của Coolcat giao dịch.

Trường hợp chuyên gia giao dịch thua thì sàn sẽ hoàn lại vốn bằng hình thức bảo hiểm vốn.

Số tiền người chơi thua cược sẽ tự động trả về tài khoản trong ngày. Đây là điểm mấu chốt khiến các nhà đầu tư cho rằng mình chí thắng mà không bao giờ lỗ.

“Tiền tươi thóc thật”

Đa số các nạn nhân khi tiếp xúc với Zing đều cho rằng họ bị lừa bởi cam kết hoàn vốn của Coolcat. Bên cạnh đó, thứ cuốn hút không kém khiến họ xuống tiền chính là việc mỗi ngày được nhận “tiền tươi thóc thật”.

Anh C. (một nạn nhân bị lừa gần 300 triệu đồng) cho biết ứng dụng này rất dễ kiếm tiền. Mới đầu khi được bạn bè giới thiệu, anh C. chơi thử ở cấp III, tương ứng với số tiền 11 triệu đồng.

Một nhà đầu tư ký vào đơn kêu cứu gửi đến các ban, ngành. Ảnh: Lê Trai.

Với gói đầu tư này, mỗi ngày anh nhận được 170.000-200.000 đồng. Thấy việc dễ dàng, lại không cần phải phân tích thị trường, anh C. đã gửi gắm niềm tin tuyệt đối vào Coolcat. Theo đó, chỉ trong vòng một tháng, anh C. đã không ngần ngại vay tiền để nâng lên mức cao nhất là 210 triệu đồng.

“Với mức đầu tư này, mỗi ngày tôi rút về tài khoản từ 3,1-4 triệu đồng. Đến khi Coolcat sập, tôi chỉ mới rút được khoảng 30 triệu đồng. Nếu sàn giao dịch này kéo dài thêm vài tháng thì tôi đã kiếm lời được một khoản lớn”, anh C. tiếc nuối.

Anh C. thừa nhận việc sa chân vào Coolcat là vì lợi nhuận quá lớn, bản thân anh và nhiều nhà đầu tư đã “gục ngã” trước cám dỗ.

“Khi đó, tôi đã rất nóng lòng kiếm tiền để lo cho gia đình. Khi thất bại, tôi mới vỡ lẽ rằng không có ứng dụng nào mà 100% người đầu tư đều thắng”, anh C. chua chát.

Nguồn: Zing