Trang chủ Sống Chuyên gia lý giải vì sao không nên coi đồng nghiệp là...

Chuyên gia lý giải vì sao không nên coi đồng nghiệp là bạn thân thiết

51
0
Chia sẻ

Sự khác biệt lớn giữa bạn ở nơi làm việc và bạn bè thực sự trong cuộc sống là những người bạn đồng nghiệp có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sự nghiệp của bạn.

Với lượng thời gian chúng ta dành cho công việc, các mối quan hệ chắc chắn sẽ hình thành.

Đây là một điều tốt. Có bạn bè là đồng nghiệp làm tăng năng suất và sự hài lòng trong công việc. Tuy nhiên bạn nên tránh việc trở nên quá thân thiết với đồng nghiệp của mình.

Amy Cooper Hakim – một chuyên gia tâm lý và nhà nghiên cứu tại nơi làm việc – cho biết: “Bạn không cần phải là người đồng nghiệp tuyệt vời nhất. Tôi hiểu rằng bạn muốn trở nên tử tế, chuyên nghiệp và tốt bụng. Nhưng chúng ta không cần phải thổ lộ với mọi người trong công việc những bí mật đen tối sâu thẳm nhất hay những mục tiêu và ước mơ lâu dài của bản thân”.

Sự khác nhau giữa thân thiện và thân thiết

Chúng ta thường dùng từ bạn bè để nói về những người đồng nghiệp thân thiện làm cùng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng họ thân thiết với chúng ta.

Mặc dù trở nên thân thiện có thể thúc đẩy tinh thần và hạnh phúc khi làm việc, nhưng bạn vẫn cần thiết lập ranh giới của riêng mình.

Tôi hiểu rằng bạn muốn trở nên tử tế, chuyên nghiệp và tốt bụng. Nhưng chúng ta không cần phải thổ lộ với mọi người trong công việc những bí mật đen tối sâu thẳm nhất hay những mục tiêu và ước mơ lâu dài của bản thân.

“Thay vì cố gắng tạo dựng một tình bạn thân thiết trong công việc, tốt hơn hết là giữ thái độ thân thiện với đồng nghiệp”, Hakim lưu ý.

“Với các mối quan hệ tử tế và chuyên nghiệp, bạn có thể mua cà phê hoặc ăn trưa cùng đồng nghiệp, nhưng không nhất thiết phải mời họ về nhà tham dự các sự kiện đặc biệt của gia đình”.

Chuyên gia lý giải vì sao không nên coi đồng nghiệp là bạn thân thiết, dân công sở nên khắc cốt ghi tâm  - Ảnh 1.

Chia sẻ quá mức những thông tin chi tiết về cuộc sống cá nhân có thể khiến bạn gặp phải rủi ro tài chính. Ví dụ, một cuộc trò chuyện đơn giản nói về việc mua nhà, từ đó đề cập đến khoản thu nhập của bạn sẽ vô tình tạo ra sự so sánh, cạnh tranh trong vấn đề lương thưởng khi làm việc.

“Luôn tồn tại một mức độ cạnh tranh nhất định giữa các đồng nghiệp với nhau khi nói đến thu nhập và công việc”, Hakim nói.

Nấc thang thăng tiến trong sự nghiệp luôn có sự cạnh tranh

Nhiều công ty có hệ thống cấp bậc cụ thể. Khi đề cập đến vấn đề thăng quan tiến chức hoặc sự phân công công việc, tình bạn nơi làm việc có thể gặp trục trặc.

Nếu có người bạn đồng nghiệp được thăng chức, mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi.

“Người đó có thể bực bội và khó tính hơn trước. Điều này tác động tiêu cực đến hiệu suất làm việc và gây nên căng thẳng trong mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp”, Hakim nói.

Nếu việc này xảy ra, hãy ngồi xuống, nhìn nhận lại vấn đề và thiết lập một ranh giới mới.

“Nên có sự linh động đối với bất kỳ mối quan hệ nào. Khi sự thay đổi xuất hiện, điều quan trọng là mọi người cùng ngồi xuống, đàm phán và thảo luận lại với nhau”, Hakim nói

Chia sẻ thông tin cá nhân với một đồng nghiệp mà bạn cho rằng họ đủ tin cậy không phải là một ý hay. Việc này có thể cản trở triển vọng nghề nghiệp nếu những thông tin đó được sử dụng để chống lại bạn.

Ví dụ như bạn thổ lộ rằng bản thân đang không hài lòng ở vị trí hiện tại và đang tìm kiếm một công việc mới. Nhưng sau đó bạn lại được thăng chức và quyết định ở lại. Điều này có thể dẫn đến sự phẫn nộ và không hài lòng từ một số đồng nghiệp.

Chuyên gia lý giải vì sao không nên coi đồng nghiệp là bạn thân thiết, dân công sở nên khắc cốt ghi tâm  - Ảnh 2.

Nhiều công ty có hệ thống cấp bậc cụ thể. Khi đề cập đến vấn đề thăng quan tiến chức hoặc sự phân công công việc, tình bạn nơi làm việc có thể gặp trục trặc. Nếu có người bạn đồng nghiệp được thăng chức, mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi.

Miriam Kirmayer, một nhà trị liệu và nghiên cứu về tình bạn cho biết: “Khi những người bạn đồng nghiệp trở nên thấp cấp hay cao cấp hơn chúng ta, thì vấn đề đặt ra là ta nên cư xử như thế nào cho thật khéo”.

Tình bạn trong công việc giữa quản lý và nhân vên thậm chí còn khó xử hơn. Người quản lý chắc chắn không muốn mọi người nghĩ rằng họ đang thiên vị cho người này hay bỏ qua lỗi lầm của người kia.

Vicki Salemi, chuyên gia nghề nghiệp của Monster.com cho biết: “Hãy thân thiện với nhân viên của bạn. Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng. Nhân viên sẽ cảm thấy họ được đánh giá cao, đồng thời bạn vẫn thiết lập được ranh giới riêng cho mình”.

Chính bạn là người quyết định công việc cho bản thân

Quá thân thiết với một người đồng nghiệp không được đánh giá cao về năng lực làm việc sẽ phản ánh tiêu cực về bạn.

Salemi nói: “Người bạn đồng nghiệp đó có thể không phải là người làm việc tốt nhất. Khi thân thiết với họ, vô hình trung bạn sẽ bị đánh đồng giống như thế. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ hay triển vọng dự án của bạn”.

Nguồn: CafeF