Khi các công ty thích ứng với tương lai sau đại dịch, khả năng thể hiện các kỹ năng của cá nhân có thể trở nên quan trọng hơn kinh nghiệm hoặc chức danh công việc trước đây của họ.
Đó là những quan điểm mới từ các nhà lãnh đạo tư tưởng của Microsoft và LinkedIn. Họ nói rằng sự chuyển đổi nhanh chóng của các doanh nghiệp dưới đại dịch đã thay đổi cách các công ty tuyển dụng và nâng cao chất lượng nhân viên.
Chủ tịch kiêm phó chủ tịch công ty của Microsoft Châu Á – Ahmed Mazhari – nói với đài CNBC Make It: “Kỹ năng sẽ là đơn vị tiền tệ mới trong thế giới hậu đại dịch”.
Việc áp dụng các biện pháp cách ly để đảm bảo an toàn và đẩy lùi đại dịch COVID-19 đã buộc các nhà tuyển dụng phải nhanh chóng triển khai các công nghệ mới và cách thức làm việc linh hoạt. Kết quả là “5 năm tăng tốc đã xảy ra trong một năm”.
Giờ đây, các công ty đều muốn nhân viên của mình có thể theo kịp tốc độ thay đổi.
Tuyển dụng dựa trên kỹ năng
Thật vậy, điều này đã và đang xảy ra. Hiện nay, nó đang có xu hướng tăng.
Theo tập đoàn LinkedIn (dịch vụ mạng xã hội), hơn 3/4 (77%) vị trí tuyển dụng đều tập trung vào các kỹ năng hơn là kinh nghiệm và các chức danh công việc trước kia. Trong khi đó, các cá nhân đã đầu tư cho phát triển bản thân gấp đôi. Họ dành 43 triệu giờ cho LinkedIn Learning chỉ trong một năm.
Câu chuyện về học tập suốt đời đã xuất hiện từ lâu. Nhưng dưới tác động của đại dịch đối với việc làm đã chuyển nó từ ‘nên có’ thành ‘phải có’.
Đó là do nhu cầu về các kỹ năng mới – hay còn gọi là khoảng cách kỹ năng – và tính chất đa ngành của các công việc hiện nay.
Đứng đầu trong số đó là các kỹ năng liên quan đến công nghệ, chẳng hạn như máy móc, phát triển phần mềm, tiếp thị kỹ thuật số và phân tích dữ liệu. Các kỹ năng phi kỹ thuật như lãnh đạo, quản lý dự án và giao tiếp cũng ngày càng trở nên quan trọng.
Đứng đầu trong số đó là các kỹ năng liên quan đến công nghệ, chẳng hạn như máy móc, phát triển phần mềm, tiếp thị kỹ thuật số và phân tích dữ liệu. Các kỹ năng phi kỹ thuật như lãnh đạo, quản lý dự án và giao tiếp cũng ngày càng trở nên quan trọng.
Nền kinh tế Châu Á thay đổi nhanh chóng
Sự thay đổi có thể thúc đẩy những đổi mới và kết quả là tăng trưởng kinh tế – đặc biệt là ở châu Á.
Ông Mazhari cho biết: “Chi tiêu cho công nghệ tính theo phần trăm GDP (tổng sản phẩm quốc nội) sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới từ 5% lên 10% trên toàn cầu”.
Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế đã dự đoán rằng chi tiêu cho công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu sẽ tăng ít nhất 5% hàng năm từ năm 2021 đến năm 2023 khi các công ty và quốc gia bắt kịp sau đại dịch.
Trong vòng 5 đến 10 năm tới, các công nghệ mới – chẳng hạn như robot, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và nhân tạo – sẽ chiếm 25% chi tiêu đó.
“Nhiều quốc gia sẽ bỏ qua các chuỗi công nghiệp hóa và quy trình công nghệ”. Ông Mazhari mô tả châu Á như một bức tranh của sự trưởng thành về công nghệ, với Trung Quốc ở đầu này và Campuchia ở đầu kia.
“Trong bước nhảy vọt đó, nhu cầu về kỹ năng sẽ còn quan trọng hơn ngày nay”.
Chuẩn bị cho thế hệ sau
Lục địa rộng lớn với 4,3 tỷ dân, trong đó, lớp trẻ đang ngày càng đi lên. Đồng thời, lực lượng lao động trẻ có thể thích ứng nhanh chóng với các công nghệ mới.
Châu Á là nơi sinh sống của nhiều người trẻ nhất trên thế giới. Vào năm 2020, độ tuổi trung bình của dân số Ấn Độ là 28.7 tuổi, trong khi của Malaysia là 29.2 và của Indonesia là 31.1. Con số đó thấp hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ là 38.5 và 40.6 ở Vương quốc Anh.
Do đó, các cơ sở giáo dục nên bắt đầu tập trung vào các kỹ năng của học sinh.
“Truyền tải kỹ năng sẽ là sự thay đổi quan trọng nhất mà hệ thống giáo dục cần thực hiện, mà các chính phủ cần phải thực hiện một cách đáng kể.”
Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình chuyển đổi, năm ngoái, Microsoft và LinkedIn đã cam kết trang bị các kỹ năng kỹ thuật số mới cho 25 triệu người thông qua các khóa học trực tuyến miễn phí từ Microsoft Learn, LinkedIn Learning và GitHub Learning Lab.
Cho đến nay, nó đã giúp được 30 triệu người ở 249 quốc gia – gần sáu triệu người trong số đó ở châu Á.
Các công ty hiện có kế hoạch giúp 250.000 công ty tuyển dụng dựa trên kỹ năng vào năm 2021 thông qua các công cụ mới như LinkedIn Skills Path, cho phép nhà tuyển dụng sàng lọc các ứng viên dựa trên kỹ năng.
LinkedIn’s Legrand cho biết những đánh giá áp dụng như vậy có thể làm giảm tính chủ quan giữa các nhà quản lý tuyển dụng và cải thiện sự đa dạng và hòa nhập.
Nguồn: Cafef