Trang chủ Tiêu dùng Lập shop trên Facebook, đăng ảnh đẹp, khách chuyển khoản mua hàng...

Lập shop trên Facebook, đăng ảnh đẹp, khách chuyển khoản mua hàng xong, shop ‘mất hút’

31
0
Chia sẻ

Chiêu bài của những shop này là đăng ảnh thật đẹp, giá phù hợp, sau đó giục khách chuyển khoản trước 100%. Đến khi khách làm xong thì shop lập tức chặn Facebook và biết mất.

Mua hàng online là xu hướng được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt vào giai đoạn trong và sau Covid-19. Tuy nhiên, lợi dụng loại hình này, nhiều đối tượng đã nghĩ ra những chiêu mới để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Gần đây, một cá nhân đã lên tiếng cảnh báo cộng đồng về hành vi lừa đảo của hai shop online có tên gọi “Momo” và “Sunny Store”. Theo đó, cách thức lừa đảo vô cùng đơn giản nhưng lại qua mặt được rất nhiều khách hàng.

1. Tạo ra nhiều trang bán hàng trên Facebook hoặc mua lại những trang có sẵn vài nghìn like.

2. Đăng tải hàng loạt hình ảnh quần áo, phụ kiện,… nhiều mặt hàng từ các shop nước ngoài. Những hình ảnh này rất đẹp, bắt mắt, lại trông như do chính shop tự chụp. Mục đích ngụy trang như một shop bán đồ bình thường ở Việt Nam.

3. Tạo nhiều bài viết khuyến mãi -> chạy quảng cáo -> thu hút khách vào xem đồ.

4. Khi khách hàng nhắn tin mua, shop sẽ lấy lý do đồ sale nên cần chuyển khoản 100% tiền sản phẩm. Khi khách hàng chuyển khoản xong, shop không gửi đồ mà tìm cách trì hoãn. Nếu khách phát hiện bị lừa thì shop chặn Facebook của khách ngay lập tức.

Đã có rất nhiều khách hàng là nạn nhân của hai shop giả mạo này. Và sau khi bị tố giác, cả 2 shop đều ngay lập tức khóa trang Facebook bán hàng của mình.

Shop lừa đảo và những bài đăng bán hàng như shop thông thường.

Cách thức nhận diện lừa đảo

Trên thực tế, hình thức lừa đảo này tuy đơn giản nhưng vô cùng khó chặn đứng hoàn toàn. Bởi những đối tượng lừa đảo sẽ liên tục mở các trang bán hàng mới sau khi trang cũ bị phát giác để tiếp tục hành vi ăn chặn tiền của khách hàng.

Để hạn chế tình trạng này, những người có ý định mua hàng online cần chú ý một số đặc điểm sau để nhận diện.

Trước tiên, hãy xem xét thời gian đăng tải bài viết của bất kỳ một trang bán hàng nào. Nếu trang đăng bài liên tục nhưng chỉ được cập nhật trong một thời gian ngắn gần đây, ví dụ chỉ 1 tháng, vài tuần cho đến vài ngày, thời gian trước shop online này không có hoạt động gì thì độ uy tín của họ sẽ rất thấp.

Cẩn trọng với hình thức lừa đảo khi mua hàng online: Lập shop trên Facebook, đăng ảnh đẹp, khách chuyển khoản mua hàng xong là shop ‘mất hút’ - Ảnh 2.
Cẩn trọng với hình thức lừa đảo khi mua hàng online: Lập shop trên Facebook, đăng ảnh đẹp, khách chuyển khoản mua hàng xong là shop ‘mất hút’ - Ảnh 3.
Cẩn trọng với hình thức lừa đảo khi mua hàng online: Lập shop trên Facebook, đăng ảnh đẹp, khách chuyển khoản mua hàng xong là shop ‘mất hút’ - Ảnh 4.
Cẩn trọng với hình thức lừa đảo khi mua hàng online: Lập shop trên Facebook, đăng ảnh đẹp, khách chuyển khoản mua hàng xong là shop ‘mất hút’ - Ảnh 5.
Cẩn trọng với hình thức lừa đảo khi mua hàng online: Lập shop trên Facebook, đăng ảnh đẹp, khách chuyển khoản mua hàng xong là shop ‘mất hút’ - Ảnh 6.

Hàng loạt nạn nhân bị lừa lên tiếng tố cáo hai shop trên.

Tiếp theo, các trang lừa đảo sẽ không cho hiển thị phần bình luận của bài đăng, các bài đăng có nhiều lượt trạng thái “phẫn nộ”. Đây có thể là những người đã bị lừa nhưng không thể nhắn tin hay bình luận vào bài được. Nếu có ý định mua, hãy liên hệ trực tiếp những tài khoản thả phẫn nộ để hỏi thông tin về shop.

Thứ 3, khi hỏi thông tin về sản phẩm, hãy xin shop video thật của sản phẩm đó. Shop giả mạo sẽ có ảnh thật vì chúng lấy thông tin từ shop thật, còn video sẽ ít hơn.

Cuối cùng, nếu khách hàng xin số điện thoại hoặc xin địa chỉ để tới shop thử đồ thì các đối tượng lừa đảo thường lảng tránh hoặc không trả lời, thậm chí chặn luôn.

Hình thức lừa đảo này rất đơn giản nhưng nhiều người mua hàng online dễ dàng mắc lừa. Khi bị lừa thì cũng chỉ biết “ngậm đắng nuốt cay” vì số tiền không lớn. Vì vậy, những người có ý định mua hàng online cần nâng cao cảnh giác, tránh “tiền mất tật mang” và làm lợi cho những kẻ lừa đảo.

Nguồn: Trí Thức Trẻ