Trang chủ Dinh dưỡng Nguy cơ rước bệnh gì khi ăn mì gói thường xuyên?

Nguy cơ rước bệnh gì khi ăn mì gói thường xuyên?

30
0
Chia sẻ

Trong mì ăn liền chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khoẻ về hệ tiêu hoá, tim mạch, tạo sỏi và nghiêm trọng hơn là ung thư. Vì vậy, không nên dùng mì ăn liền trong thời gian dài.

Mì ăn liền của Acecook Việt Nam bị Ireland phát hiện chất gây ung thư

Người tiêu dùng giật mình và hoảng sợ về sở thích ăn mì ăn liền thường xuyên khi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đăng tải về thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền, trong đó có 2 sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam là thương hiệu mì ăn liền Good và Hảo Hảo. 

Theo FSAI, một số lô sản phẩm mì ăn liền đang bị thu hồi do có chứa ethylene oxide. Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở EU.

Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi loại mì có nguồn gốc từ Việt Nam

Thông tin cụ thể về lô hàng có nguồn gốc từ Việt Nam bị thu hồi gồm mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77g, hạn sử dụng đến 24/9/2022), miến Good vị sườn heo (loại 56g, hạn sử dụng đến 10/11/2022). Hai thương hiệu này do công ty Acecook Việt Nam sản xuất.

Ethylen oxide được sử dụng ra sao và độc hại thế nào?

Theo Wikipedia,  Ethylen oxide, còn được gọi là oxiran, là một hợp chất hữu cơ có công thức C2H4O C2H4O gồm một nguyên tử oxy và hai nguyên tử carbon. Ethylene oxide là một loại khí không màu và dễ cháy với mùi ngọt nhẹ.

Trong sản xuất, Ethylene oxide thường được sử dụng làm nguyên liệu để làm ethylene glycol, chất chống đông và polyester. Trong ngành sản xuất thuốc trừ sâu diệt côn trùng, một lượng nhỏ của ethylene oxide cũng được sử dụng. Ngoài ra, Ethylene oxide còn được sử dụng trong dệt may, chất tẩy rửa, dung môi và chất kết dính.

Theo nghiên cứu, nếu con người tiếp xúc với chất Ethylene Oxide trong thời gian dài qua đường không khí, dung nạp vào cơ thể (ăn, uống) có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) phân loại Ethylene Oxide là chất có khả năng gây đột biến, chất gây ung thư và chất độc hại làm ra tình trạng vô sinh ở người.

Cũng theo nghiên cứu, khi Ethylene Oxide nhiễm vào cơ thể, chất này sẽ làm rối loạn cấu trúc của đại phân tử protein và ADN, từ đó tạo thành chất gây ung thư.

Thành phần trong gói mì ăn liền tốt cho sức khoẻ hay không?

Người tiêu dùng dung nạp chất Ethylene Oxide không có nguy hiểm cấp tính nhưng có thể gặp vấn đề sức khoẻ nếu ăn phải ethylene oxide trong thời gian dài. 

Nếu trong mì ăn liền có chứa thành phần gây tổn hại đến sức khoẻ người dùng là việc rất nghiêm trọng. Mì ăn liền vốn được xem là sản phẩm tiện lợi nên được người tiêu dùng ưa thích và chọn để làm thực phẩm ăn nhanh khi cần và được dùng hàng ngày.

Acecook Việt Nam công bố thành phần trong 1 vắt mì ăn liền bán tại thị trường Việt Nam gồm: Bột mì, dầu thực vật (dầu cọ, chất chống ôxy hoá (BHA 320, BHT 321), tinh bột khoai mì, muối, đường, nước mắm, chất điều vị 621, chất ổn định 451i, kali Carbonat 501i, chất điều chỉnh độ acid 500i, bột nghệ, phẩm màu tự nhiên 100i. Trong gói gia vị gồm có: đường, muối, dầu thực vật (dầu cọ, chất chống ôxy hoá (BHA 320, BHT 321), chất điều vị (621, 631, 627), các gia vị (tỏi, ớt, tiêu, ngò om, ngò gai) chất điều chỉnh độ acid 330, bột tôm, hành lá sấy, nước mắm, phẩm màu tự nhiên 160c i, Curcumin 100 i, chất tạo ngọt tổng hợp 951.

Mì ăn liền được người tiêu dùng ưa thích và chọn để làm thực phẩm ăn nhanh khi cần và được dùng hàng ngày. Ảnh minh họa

Qua đó cho thấy, để giữ được một gói mì còn ngon y nguyên tới khi được người tiêu dùng sử dụng, cần rất nhiều chất bảo quản. Ngoài thành phần bột mì và các nguyên liệu thực vật dùng làm gia vị, gần như mì ăn liền không đem đến cho cơ thể nhiều dưỡng chất.  

Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là carbohydrate. Trong khi đó, cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Việc ăn mì nhiều, thường xuyên, sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Làm đau dạ dày, béo phì, đẩy nhanh lão hoá

Vắt mì ăn liền được chế biến theo quy trình chiên qua dầu và sấy khô. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, nên nhiều người có cảm giác sau khi ăn mì bị ợ hơi, no lâu, nhạt miệng.

Vì chứa nhiều carbohydrate và chất béo khiến người ăn nhiều thực phẩm dư thừa hàm lượng chất béo, calo, từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…

Chất chống ô xy hóa có trong mì ăn liền giúp cho làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của sản phẩm (bảo quản) giúp ích cho ngành sản xuất. Nhưng con người nếu dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể.

Tạo sỏi trong cơ thể

Một thành phần có nhiều trong mì ăn liền là muối. Bởi, trong sợi mì ăn liền chứa lượng muối rất cao, khi ăn nhiều muối khiến cho cơ thể khó đào thải kịp, tích tụ muối trong người lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thận và biểu hiện là gây sỏi thận, sỏi mật.

Muối cùng với các loại chất chéo cũng là tác nhân gây nên các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch.

S.K