Trang chủ Tiêu dùng Phong cách tiêu dùng mới của giới trẻ Hàn Quốc

Phong cách tiêu dùng mới của giới trẻ Hàn Quốc

27
0
Chia sẻ

Xu hướng sống độc thân, không kết hôn của giới trẻ Hàn Quốc ngày càng tăng khiến cho nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của họ cũng thay đổi.

Phong cách tiêu dùng mới của giới trẻ Hàn Quốc

Những hộp thực phẩm tiện dụng đang trở thành các mặt hàng ưa thích của giới trẻ Hàn Quốc. Và họ sẽ mua thực phẩm từng ít một nhưng thường xuyên hơn.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện trên 1.400 trăm hộ gia đình trong 10 năm qua, người tiêu dùng ở độ tuổi 20 và 30 đã trở thành những người mua thực phẩm nhiều nhất ở Hàn Quốc. Điều này xảy ra do số lượng hộ gia đình chỉ có một người đã tăng lên rất nhiều trong thập kỷ qua … và tình trạng già hóa dân số.

Chị Oh Soo-Jin, một người dân Hàn Quốc chia sẻ “Vì gia đình chúng tôi có quy mô nhỏ hơn, ít người hơn nên thay vì nấu đồ ăn nhiều, tôi thích mua các sản phẩm được đóng gói sẵn và chia thành nhiều phần nhỏ hơn để không còn thức ăn thừa và có thể ăn ngay”.

Ngoài ra, nhu cầu về cơm ăn liền cũng đã tăng hơn gấp đôi … đặc biệt là ở những người 20 – 30 tuổi.  Lượng khách này đang tiêu thụ nhiều “cơm hộp”, đồ ăn nhanh bán sẵn, hoặc các món ăn kèm, như kim chi.

Mọi người cũng ít dành thời gian đi siêu thị hơn vì ngày nay xu hướng mua sắm trực tuyến đang lên ngôi.

Chị Kim Ah-young, nhân viên văn phòng, cho biết “Tôi mua rất nhiều đồ tươi sống vì tôi có con nhỏ. Tôi rất hay mua trên mạng vì bây giờ họ giao ngay trong ngày hoặc thậm chí vào sáng sớm, rất tiện lợi”.

Ngoài sự tiện lợi, nhanh chóng là một trong những yếu tố khiến việc mua sắm thực phẩm trở nên phổ biến thì người tiêu dùng cũng quan tâm tới an toàn thực phẩm và lợi ích sức khỏe trước khi lựa chọn.

Lượng tiêu thụ các sản phẩm lành mạnh hơn như quả việt quất, quả hạch và yến mạch đã tăng hơn 30% trong thập kỷ qua và được giới trẻ hiện nay quan tâm hơn là thế hệ cũ.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đang diễn ra cũng đã thay đổi xu hướng tiêu dùng. Quỹ cứu trợ khẩn cấp của chính phủ gần đây đã góp phần làm tăng lượng mua thực phẩm tại các chợ địa phương, chợ truyền thống và các nhà bán lẻ trực tuyến … trong khi mua sắm tại các siêu thị lớn chững lại.

Tăng cường ăn tại nhà, hạn chế ăn ngoài để đảm bảo giãn cách xã hội đang là xu hướng được ưu tiên hơn, do đó, người dân cũng muốn mua các sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn.

Nguồn: Cafebiz