Trang chủ Sống Sa Tăng mới đáng để học hỏi: người khiêm tốn không bao...

Sa Tăng mới đáng để học hỏi: người khiêm tốn không bao giờ thiệt thòi

247
0
Chia sẻ

Trong lòng Đường Tăng và thậm chí là rất nhiều người, sự tồn tại của Sa Tăng thậm chí còn mờ nhạt hơn cả Bạch Long Mã. Khi còn nhỏ xem “Tây Du Kí”, luôn cảm thấy nhân vật Sa Tăng bị dư thừa, có hay không có Sa Tăng cũng chẳng ảnh hưởng tới thế cục. Nhưng càng bước vào tuổi trung niên rồi mới hiểu ra được một điều, thì ra, Sa Tăng mới là người lợi hại nhất.

Khi trẻ ngưỡng mộ Tôn Ngộ Không tài giỏi, càng vào tuổi trung niên mới càng thấy Sa Tăng mới đáng để học hỏi: người KHIÊM TỐN không bao giờ thiệt thòi!

Trong hồi thứ 100 của “Tây du kí” có miêu tả, Đường Tăng đưa các đồ đệ của mình vào triều giới thiệu với Đường Thái Tông, ông bắt đầu từ Tôn Ngộ Không, rồi tới Bạch Long Mã, cuối cùng mới tới Sa Tăng.

“Tam đồ đệ họ Sa, pháp danh Ngộ Tĩnh, thần cũng gọi là Sa hòa thượng.

Sa Tăng xuất thân là yêu quái ở Lưu Sa hà, được Bồ Tát độ chiếu hướng thiện, quy nơi cửa Phât.”

Vậy là hết…

Trong lòng Đường Tăng và thậm chí là rất nhiều người, sự tồn tại của Sa Tăng thậm chí còn mờ nhạt hơn cả Bạch Long Mã.

Khi còn nhỏ xem “Tây Du Kí”, luôn cảm thấy nhân vật Sa Tăng bị dư thừa, có hay không có Sa Tăng cũng chẳng ảnh hưởng tới thế cục.

Nhưng càng bước vào tuổi trung niên rồi mới hiểu ra được một điều, thì ra, Sa Tăng mới là người lợi hại nhất.

Sa Tăng vốn dĩ là thị vệ thân cận của Ngọc hoàng đại đế, vì không may làm rơi chén lưu ly mà bị đày xuống Lưu Sa hà làm yêu quái.

Sau này được Quan Âm chỉ điểm, giúp Đường Tăng đi Tây thiên lấy kinh, và cuối cùng được phong làm Kim thân La Hán.

Từ một thị vệ tới yêu quái, rồi lại trở lại thành một La Hán, cuộc đời của Sa Tăng có thể nói là công đức viên mãn, và thứ giúp ông hiện thực hóa được con đường lội ngược dòng, một lần nữa lên hàng tôn kính lại chỉ vỏn vẹn hai chữ: KHIÊM TỐN.

Một tác gia từng nói:

“Khiêm tốn không phải là bị bỏ quên, càng không phải là vô tích sự.

Ngược lại, chỉ có những người tự tin mới có thể khiêm tốn và hài lòng với sự khiêm tốn ấy.”

Khiêm tốn, là một sự tu dưỡng, một loại thái độ, một kiểu trí tuệ, càng là thứ cho thấy trình độ EQ cao.

Người có thể khiêm tốn, trông thì có vẻ bình thường, nhưng thực ra lại vô cùng tài giỏi và mạnh mẽ.

Khi con trẻ ngưỡng mộ Tôn Ngộ Không tài giỏi, càng vào tuổi trung niên mới càng thấy Sa Tăng mới đáng để học hỏi: người KHIÊM TỐN không bao giờ thiệt thòi - Ảnh 1.

01

Khiêm tốn, “vi nhi bất tranh”

“Đạo đức kinh” có viết: “Thiên chi đạo, li nhi bất hại; nhân chi đạo, vi nhi bất tranh.”

Ý muốn nói, làm người đừng quá mưu cầu danh lợi, không tranh lợi ích nhất thời, cứ cố gắng tận tâm làm cho tốt phần việc của mình là được.

Sa Tăng chính là như vậy, Sa Tăng không tranh công với Tôn Ngộ Không, cũng chẳng tranh sủng với Trư Bát Giới, Sa Tăng luôn chỉ có một ý niệm duy nhất trong đầu đó là làm tốt phần việc của mình, không tranh cũng chẳng cướp của ai.

Trừ yêu diệt quái đã có đại sư huynh, điều hòa không khí đã có nhị sư huynh, việc của mình là để ý sư phụ và trông coi cho tốt hành lý.

Trông thì có vẻ như là không dám nhận trách nhiệm lớn, cũng không có cơ hội để thể hiện bản thân, nhưng Sa Tăng biết, đó là vị trí tốt nhất của mình.

Trên thực tế thì Sa Tăng cũng không phải người không cao cường gì, bản thân Sa hòa thượng cũng từng hùng cứ một phương, Bát Giới đánh với Sa Tăng mấy chục hồi cũng chưa phân được thắng bại.

Tập “Thật giả mỹ hầu vương”, trong khi Tôn Ngộ Không còn đang bận tranh thật giả với con khỉ giả thì Sa Tăng cũng rất quả cảm, dám xông lên giết Đường Tăng giả, phá vòng vây.

Có thể thấy, bản thân Sa Tăng cũng là một cao thủ, thực lực cũng không phải dạng vừa, nhưng từ đầu tới cuối luôn rất khiêm tốn, không tranh công, không lớn tiếng, tự đặt mình vào một góc không cần quá nhiều người biết đến.

Trong mắt Đường Tăng, đồ đệ này rất nghe lời, thật thà, khiến ông yên tâm.

Trong mắt đại ca, sư đệ này đáng tin cậy hơn Trư Bát Giới.

Trong mắt nhị ca, sư đệ này dịu dàng hơn “con khỉ kia” rất nhiều.

Một người, chỉ khi nhận thức được rõ ràng vị trí của mình, làm tốt việc mình nên làm, không tranh đoạt lợi ích, người đó sẽ luôn có thể thắng được hảo cảm và cả sự tôn trọng của người khác.

Khiêm tốn mà làm người, không tranh không đoạt, ở vị trí của mình, âm thầm tích lũy cho mình sức mạnh, đây cũng là một sự thành công trên con đường sự nghiệp.

Khi con trẻ ngưỡng mộ Tôn Ngộ Không tài giỏi, càng vào tuổi trung niên mới càng thấy Sa Tăng mới đáng để học hỏi: người KHIÊM TỐN không bao giờ thiệt thòi - Ảnh 2.

02

Khiêm tốn, nhường lại cảm giác thành tựu cho người khác

Các cụ thường hay nói kẻ mạnh thì thường tỏ ra yếu thế, chỉ có kẻ yếu mới không ngừng cố tỏ ra mạnh mẽ vì sĩ diện.

Trong “Tây Du kí” có một phân đoạn đánh yêu quái rất đặc sắc.

Sau khi Đường Tăng bị chuột tinh bắt đi, Tôn Ngộ Không đã rất tức giận mắng hai vị sư đệ: “Ta đánh chết các người, lần này thì tự mà đi cứu sư phụ!”

Trong khi Bát Giới nghe xong định né, thì Sa Tăng lại không hoang mang, đứng ra trước mặt đại sư huynh nói: “Sư huynh nói đi đâu vậy, bọn đệ tài hèn sức mọn, bọn đệ làm sao mà thiếu được người huynh trưởng như huynh, đợi ngày mai bọn đệ cùng huynh đồng tâm hiệp sức, chúng ta cùng nhau đi tìm sư phụ.”

Lời nói của Sa Tăng nhấn mạnh tầm quan trọng của Tôn Ngộ Không, đem lại cho Tôn Ngộ Không cảm giác thành tựu, khiến huynh trưởng bớt giận, huynh đệ cùng nhau liên thủ đi cứu sư phụ.

Người có EQ cao luôn biết làm nổi bật lên tầm quan trọng của người khác, dùng sự khiêm tốn của mình để đánh bật lên sự “cao lớn” của đối phương.

Rất nhiều năm trước, Yang Lan (top 100 Phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes năm 2013) đã đồng chủ trì một diễn đàn y khoa quốc tế với một bác sĩ ngoại khoa nổi tiếng.

Bác sĩ ngoại khoa ấy vì quá lo lắng nên đã đọc sai lời thoại ở đầu chương trình khiến khán giả bật cười nghiêng ngả, việc này khiến anh càng thêm căng thẳng, mặt đỏ bừng.

Yang Lan nắm bắt được tình hình, mỉm cười nói với khán giả:

“Các bạn biết không? Ngày hôm nay, có thể đứng chung sân khấu với một bác sỹ thành công như vậy, quả thực là một niềm vinh hạnh rất lớn đối với tôi.

Hôm nay bạn đưa cho anh ấy một chiếc mic, anh ấy có thể lên sân khấu dẫn dắt chương trình; nhưng nếu đưa cho tôi một chiếc dao phẫu thuật, có đánh chết tôi cũng không dám vào phòng phẫu thuật!”

Vừa dứt lời, khán giả dưới sân khấu liền vỗ tay nhiệt liệt, bác sỹ ngoại khoa cũng được giải vây.

Đặt mình ở “chiếu dưới”, nhường cảm giác thành tựu cho người khác, không những chẳng hề tổn hại tới hình tượng của bản thân, mà ngược lại còn thắng được sự tôn trọng của người khác.

Người có EQ cao, đều biết làm nổi bật lên thành tựu của người khác, biết cách thành toàn cho người khác, và cũng là đang thành toàn cho chính mình.

Khi con trẻ ngưỡng mộ Tôn Ngộ Không tài giỏi, càng vào tuổi trung niên mới càng thấy Sa Tăng mới đáng để học hỏi: người KHIÊM TỐN không bao giờ thiệt thòi - Ảnh 3.

03

Khiêm tốn, là EQ cao nhất

Trong một cuốn sách có tên “EQ”, có viết:

“Mức độ khiến người khác thoải mái của bạn, quyết định cao độ mà bạn có thể đạt tới.”

Đúng vậy.

Những người khiến người khác cảm thấy an tâm, thoải mái khi ở bên đều có đặc điểm như này: không đem lại cảm giác bị lấn át, không hiếu thắng, mà thay vào đó bình thản, điềm đạm, không tranh và khiêm tốn.

Họ có cái nhìn sâu sắc về thế sự, biết vun đắp tình người, biết hạ mình, nhường thế cho nhau đúng lúc.

Ở họ, chúng ta có thể cảm nhận được sự ấm áp và lòng nhân ái của con người.

Vạn vật thế sự đều khởi nguồn từ thấp, thành từ thấp rồi dần dần mới càng lên cao, cao là đâm chồi nảy lộc từ thấp, thấp là cái nguồn của cao.

Thấp ở đây chính là sự khiêm tốn, một người, bất kể có ưu tú tới đâu, cũng phải học cách phán đoán tình hình và khiêm tốn trong đối nhân xử thể.

Khiêm tốn, là sự tu dưỡng, là mưu lược, là sự tử tế và là một trí tuệ trong đối nhân xử thế.

Người thực sự thông minh, trước giờ không khoa trương, bởi lẽ họ đều hiểu một điều rằng:

Khiêm tốn, mới là EQ đỉnh cao nhất.

Nguồn: Kinh doanh & Tiếp thị