Bạn không thể làm giàu không phải là do hoàn cảnh bên ngoài. Hoàn cảnh không chi phối bạn, bạn mới là người quyết định hoàn cảnh của mình ra sao.
1. Thoát khỏi ảnh hưởng của cha mẹ càng sớm càng tốt
Nếu cha mẹ là người quyền lực và giàu có, đứa trẻ sẽ không bao giờ thiếu đồ chơi.
Ở độ tuổi 20-30, họ có một cuộc sống trong mơ: lái xe đắt tiền, có người yêu xinh đẹp, thưởng thức mọi vật ngon của lạ trên đời. Về sự nghiệp, đường công danh của những người này sẽ rất thuận lợi. Được mối quan hệ của phụ huynh mở đường, làm gì cũng đơn giản hơn.
Ngược lại, người xuất thân nghèo khó dù học thức cao đến đâu cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Họ không có ai chăm sóc nâng đỡ, đi bước nào khó bước đấy, cuộc sống muôn vàn gian truân.
Trước năm 30 tuổi, đa phần phiền não của bạn đều có căn nguyên từ gia đình.
Khả năng kiếm tiền, tìm kiếm tình yêu và sống đời hạnh phúc của mỗi người đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Thế nhưng, dẫu không thành công hay hạnh phúc cũng đừng oán trách cha mẹ mình, bởi bản thân họ cũng không thể thoát khỏi quy luật này.
Với những người kết hôn và sinh con trước tuổi 30, xác suất đổi đời là không cao. Nếu là phụ nữ, bạn đã bị ràng buộc bởi gia đình, khó có cơ hội bứt phá. Nếu là đàn ông, bạn sẽ bị xoay quanh bởi đủ các thứ tiền: tiền mua nhà, tiền mua xe, tiền sữa, tiền học của con.
Lúc này, liệu bạn có đủ can đảm để khởi nghiệp? Có cách nào để thoát ra khỏi vòng lặp này không?
Câu trả lời là có.
Đầu tiên, bạn phải thoát khỏi các định kiến từ gia đình, suy nghĩ lý trí trước mọi câu nói, mọi sự hướng dẫn hay can thiệp của cha mẹ. Đừng để mình bị cuốn vào vòng xoáy của họ.
Nếu sự nghiệp của họ rối ren, sự nghiệp của bạn cũng dễ rối theo. Nếu cuộc hôn nhân của họ không thành, cuộc hôn nhân của cũng dễ đi theo vết xe đổ. Vì thế, nếu cảm thấy cuộc sống của cha mẹ tồi tệ, bạn phải tìm cách thoát ra khỏi vòng kiểm soát và ảnh hưởng của họ.
Thứ hai, hãy giao lưu nhiều hơn với những người hạnh phúc và giàu có. Người đời vẫn nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Người thành công hiểu và tận dụng được các quy luật khách quan; người hạnh phúc biết cách thỏa hiệp, bao dung và nuôi dưỡng tình yêu. Họ đều rất đáng để bạn học hỏi.
2. Học cách đối mặt với mặt tối của bản thân
Với hầu hết người bình thường, có một số sản phẩm và dịch vụ mà họ nghĩ là đắt đỏ, nhưng lại đem đến một sự thay đổi hoặc cải thiện lớn, đặc biệt là trong việc nâng cao trình độ tư duy.
Đừng ngại việc thể hiện bản thân, dù là trên mạng xã hội hay qua cách đối xử, tiếp đãi với bạn bè. Bằng việc thể hiện bản thân, bạn có thể thu hút được rất nhiều người khác, trở thành điểm hấp dẫn. Từ đó, nhiều cơ hội và con người mới sẽ đến với bạn hơn.
Sở dĩ nhiều doanh nhân chưa thành công là do còn e dè, sợ người khác bảo mình khoe mẽ, phô trương. Khi mang tâm lý này, họ đã “chết” trong tiêu chuẩn đánh giá của người khác: không dám nói, không dám làm vì sợ người “nho nhã” chê trách mình.
Những người tay trắng lập nghiệp đều từng là tục nhân, đâu thể đòi hỏi sự thanh cao.
Trong một gia tộc phồn vinh, thế hệ đầu tiên luôn là người phải lăn lộn trong vũng bùn, làm mọi thứ để có tiền. Thế hệ thứ hai mới bắt đầu có chút tao nhã, đi làm các nghề danh giá như bác sĩ hay luật sư. Thế hệ thứ ba mới có thể truy cầu nghệ thuật.
Ngay cả khi thành công, thế hệ đầu tiên cũng sẽ khó giao thiệp được với thế hệ thứ hai và thứ ba, do các giá trị đã trở nên quá khác nhau. Người mới giàu có cố mấy cũng khó trở nên thanh lịch một sớm một chiều. Sự nho nhã phải được hình thành qua từng thế hệ, dựa trên nền tảng gia đình.
Vì thế, những người mới lập nghiệp không cần quá để ý việc những gia đình bề thế đã giàu mấy đời kia nói gì về mình. Hãy nhớ rằng ông cha của họ cũng đã từng giống mình bây giờ. Đừng cố thể hiện mình cũng thanh lịch hay tao nhã, vì thanh lịch hay tao nhã không làm giả được; có cố diễn cũng chỉ thành trò cười cho thiên hạ.
Người khác sẽ không vì bạn thanh cao tao nhã hay phàm phu tục tử mà chọn hợp tác với bạn hay không. Lợi ích mới là điều quan trọng nhất. Chỉ cần bạn mang lại lợi ích cho người ta, người ta sẽ ngại hợp tác với bạn.
Ngoài ra, đừng bao giờ nghĩ “đặc quyền” là một thứ xấu xa. Ví dụ, khi đến sân bay, trong khi người khác phải xếp hàng dài để làm thủ tục thì bạn có người làm hộ chỉ trong 1 phút.
Đặc quyền có thể khiến bạn cảm nhận được sự đố kỵ từ người khác, đồng thời tự mình cảm thấy sảng khoái trong lòng. Đặc quyền cũng dễ gây nghiện; bạn sẽ cố gắng hết sức để kiếm tiền duy trì nó. Điều này sẽ trở thành động lực quan trọng nhất của bạn.
Khi trải nghiệm nhiều hơn, bạn sẽ thấy người giàu chắc chắn không hề ngu ngốc. Những sản phẩm hay dịch vụ mà họ sử dụng đều rất đáng để bỏ tiền ra mua. Chúng không chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, mà còn thỏa mãn tham vọng về vị thế xã hội.
Sở dĩ nhiều người mãi không thể giàu lên được là do họ không thể vượt qua trở ngại tâm lý của chính mình. Họ coi “dục vọng” hay “đặc quyền” là những điều xấu xa nên phủ nhận chúng trong tuyệt vọng.
Thực tế, càng lên cao, bạn sẽ càng tin rằng trên đời này không có chuẩn tuyệt đối, cũng không có người tốt đẹp tuyệt đối. Do đó, đừng quá quan tâm đến đánh giá của người khác.
3. Đừng đi theo đám đông
Người bình thường hay chạy theo xu hướng; người ta làm gì thì mình làm nấy, mua gì thì mình mua nấy. Hãy cố gắng thoát ra khỏi vòng xoáy này – cái bẫy tiêu dùng mà giới tư bản tạo ra cho bạn.
Hơn ai hết, người giàu hiểu sâu sắc câu nói “thời gian chính là sinh mệnh”. Người giàu làm chủ thời gian của mình; người nghèo để người khác sắp xếp thời gian cho mình.
Người giàu biết rằng mục tiêu lớn nhất của những dịp lễ Tết, Valentine, 11/11,… là kích cầu tiêu dùng. Trong khi mọi người mải mê chi tiền mua sắm, người giàu lại nhân cơ hội này để kinh doanh kiếm lời.
Người giàu không chạy theo xu hướng. Ngược lại, họ tạo ra xu hướng để thu lại lợi nhuận cho mình.
Nguồn: Trí thức trẻ