Trang chủ Sống Sau giờ làm, những người giàu âm thầm làm 3 việc

Sau giờ làm, những người giàu âm thầm làm 3 việc

23
0
Chia sẻ

Đừng bao giờ có suy nghĩ chỉ cần một mình sức mình là có thể làm nên mọi chuyện, có câu, “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đứng trên vai người khổng lồ, học hỏi từ họ, xem họ như một người hùng, một tấm gương, một người bạn đồng hành để học hỏi, và bạn sẽ tìm ra con đường thành công của riêng mình.

Có lẽ ai cũng đều biết, mô phỏng lại là phương thức để tiến bộ nhanh nhất, nếu muốn trở nên ưu tú, hãy học hỏi từ những người ưu tú, vậy là đủ.

Tuy nhiên, thế giới có nhiều người ưu tú tới như vậy, rốt cuộc học hỏi từ ai sẽ khiến bản thân tiến bộ nhanh hơn?

“Thần chứng khoán” Warrem Buffett từ lâu đã thống trị danh sách 10 người giàu nhất của Forbes, ông chính là người tạo ra huyền thoại khi biến khối tài sản từ 100 USD thành 72 tỷ USD chỉ trong vòng chưa đầy 50 năm.

Tôi đã đọc cuốn sách “Lời khuyên của Warren Buffett cho con cái” nhiều lần, và tôi muốn chia sẻ một vài điều trong trí tuệ của Warren Buffett mà tôi đã học hỏi được, đó là, người tài giỏi, họ thường âm thầm làm “3 điều”.

Sau giờ làm, bạn nghĩ tới ăn chơi, cày phim, thì những người giàu đều đang tẩm ngẩm tầm ngầm làm 3 chuyện - Ảnh 1.

01

Tư duy làm tiên phong, hành động là hậu phương

“Suy nghĩ luôn luôn là người dẫn dắt của hành động, trước khi hành động, điều quan trọng nhất chính là suy nghĩ.”

–Warren Buffet

Bản thân Warren Buffet cũng luôn âm thầm làm điều này, trong mỗi một cuộc đầu tư của mình.

Trong lĩnh vực đầu tư, điều mà nhiều người làm nhất đó là chạy theo xu hướng và bắt đầu một cách mù quáng, nhưng Buffett thì khác, ông không có quá nhiều khoản đầu tư trong đời, thay vào đó, ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu các công ty, có những công ty, ông thậm chí phải suy nghĩ và nghiên cứu trong vài năm, rồi sau đó mới bắt tay vào hành động.

Thật ra, suy nghĩ trước khi hành động là hoàn toàn phù hợp với logic nếu muốn làm tốt mọi việc, bởi lẽ muốn làm tốt một việc thì phải suy nghĩ tới nhiều phương diện, nếu chỉ nghĩ đơn giản thì chắc chắn bạn sẽ bỏ qua nhiều chi tiết quan trọng, và chắc chắn sẽ dễ mắc sai lầm nếu có ý định làm lại một lần nữa.

Những người thực sự tài giỏi thường xem suy nghĩ là người dẫn dắt, xem hành động là hậu phương.

Nếu hiện tại bạn vẫn cho hành động là tiên phong, tôi có một phương pháp giúp thay đổi nhanh chóng dành cho bạn: thiết lập kế hoạch hành động.

Mỗi khi bạn chuẩn bị hành động, có thể hỏi bản thân thêm một câu: “Kế hoạch hành động tiếp theo của tôi là gì?”, những người hay hành động bộp chộp thường không bao giờ lên kế hoạch, nhưng một khi hỏi mình câu hỏi này, là lúc bạn đã bắt đầu suy nghĩ, dần dần, bạn sẽ hình thành cho mình thói quen tư duy trước, hành động sau.

02

Tìm kiếm anh hùng của riêng mình

“Mỗi người hãy chọn ra cho mình một vài anh hùng trong lòng mình.”

— Warren Buffett

Đối với Buffett, người hùng của ông chính là Charlie Munger. Chỉ cần Munger nói, Buffett sẽ cẩn thận lắng nghe. Theo quan điểm của Buffett, Benjamin Graham dạy ông mua những thứ rẻ, trong khi Munger dạy ông mua những thứ có giá trị, nhờ có Munger, những thành tựu sau đó của Buffett ngày càng trở nên tốt hơn, vì vậy có thể thường thấy Buffett nhận xét về Munger như thế này: “Không lời nào có thể diễn tả được sự biết ơn của tôi với Munger.”

Những người tài giỏi luôn biết cách tìm kiếm anh hùng của riêng mình. Tôi có một người bạn, và cũng chính tôi đã chứng kiến quá trình cậu ấy từ một nhân viên thực tập trở thành giám đốc của công ty, điều thúc đẩy cậu ấy chính là người hùng trong lòng cậu ấy, đó là một người làm trong mảng bán hàng, họ quen biết nhau khi cậu bạn tôi vẫn còn là một nhân viên sale, khi những người khác đang vui vẻ giải trí nghỉ ngơi vào cuối tuần, thì hai người họ cùng nhau nghiên cứu kỹ thuật bán hàng.

Tan làm, người khác về nhà cày phim, họ cùng nhau thảo luận ngày mai làm sao để hẹn gặp được khách hàng.

Nếu chỉ là một người làm, có rất nhiều chuyện sẽ khó có thể kiên trì tới cùng, nhưng hai người họ luôn động viên, khích lệ nhau để cùng làm tốt trong mọi chuyện.

Thế giới phức tạp như vậy, muốn kiên trì làm tốt một việc gì đó, chỉ đơn thuần dựa vào sức của một mình mình là điều rất khó, mỗi người đều nên tìm cho mình một nhân vật anh hùng, người anh hùng đó không chỉ có thể giúp bạn tiến bộ, mà còn có thể cùng bạn cộng tác làm việc, tìm được một đối tác ăn ý như vậy, thế giới phức tạp này sẽ trở nên dễ thở hơn rất nhiều.

Người anh hùng đó có thể là một nhân vật nổi tiếng, nhưng cũng có thể đơn giản chỉ là những người bạn, người đồng nghiệp hay cấp trên xung quanh, những người truyền cảm hứng, giúp bạn có động lực để tiến bộ hơn.

03

Nghiên cứu về thất bại

“Thành công trong quá khứ là tài sản, thất bại trong quá khứ cũng là tài sản.”

— Warren Buffett

Buffett từng là một người không dám phát biểu trước đám đông, nhưng sau này, vì công việc đòi hỏi ông phải nói trước đám đông và còn phải nói thật lưu loát, ông đã không ngừng nghiên cứu lý do và những lần mình thất bại khi phát biểu trước đông người trước đó và dần dần cải thiện khả năng thuyết trình của mình.

Ai cũng vậy, thất bại trong cuộc đời là điều không thể tránh khỏi, đừng chỉ chăm chăm nghiên cứu về thành công, hãy để ý tới cả những thất bại trong cuộc sống, nghiên cứu về chúng để có phương án thay đổi và tiến bộ hơn. Sau mỗi một thất bại, hãy tự hỏi mình hai câu hỏi: Vì sao tôi thất bại? Làm sao để tránh mắc cùng một sai lầm trong những lần sau?

Kenichi Ohmae, chuyên gia tư vấn quản lý nổi tiếng người Nhật cũng từng khuyên nhân viên văn phòng nên đọc sách quản trị kinh doanh và tiểu thuyết lịch sử, tuy nhiên, cái mà ông nhấn mạnh ở đây đó là, khi đọc tiểu thuyết lịch sử, tốt nhất là nên tránh việc chỉ chọn và đọc sách của những người thành công.

Mặc dù cuộc sống của một người thành công có giá trị động lực, nhưng nó có rất ít giá trị tham khảo cho cuộc sống thực tế. Thay vào đó, chính những câu chuyện của kẻ thất bại hay bị đày ải lại có giá trị tham khảo thiết thực hơn cho cuộc sống của chúng ta. Nhìn cách những nhân vật lịch sử này đối mặt với thất bại, đứng lên từ thất bại hay sau cùng không thể đứng dậy, có thể giúp bản thân có những suy ngẫm thiết thực hơn về những khó khăn trong cuộc sống.

“Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, nó không có nghĩa là chỉ cần bạn là đời thứ 4 là bạn sẽ có thể phất lên, có thể thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nghèo khó hay giàu có, tất cả đều nằm trong tay của mỗi người, chỉ đơn thuần chăm chỉ, nỗ lực thôi là chưa đủ, còn cần dùng tới “cái đầu”, dùng tới tư duy, cần bạn có một tầm nhìn, một tư duy của người thành công.

Con đường thành công thực ra không hề đông đúc, bởi có quá nhiều người sớm đã từ bỏ giữa chừng. Đừng bao giờ có suy nghĩ chỉ cần một mình sức mình là có thể làm nên mọi chuyện, có câu, “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đứng trên vai người khổng lồ, học hỏi từ họ, xem họ như một người hùng, một tấm gương, một người bạn đồng hành để học hỏi, và bạn sẽ tìm ra con đường thành công của riêng mình.

Nguồn: Cafef