Trang chủ Gia đình Sự quan trọng của bữa cơm tối đối với gia đình

Sự quan trọng của bữa cơm tối đối với gia đình

45
0
Chia sẻ

Nếu cha mẹ đang tìm kiếm một cách nào đó để duy trì sự kết nối giữa cha mẹ và con cái thì không cần tìm kiếm ở đâu xa, đó là bữa cơm tối với gia đình.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), bữa tối gia đình đã từng là một bữa ăn chính trong tất cả các hộ gia đình. Mỗi buổi tối, như kim đồng hồ, các thành viên của gia đình lại quây quần bên bàn ăn.

Nhưng với thời đại ngày càng phát triển, các gia đình bận rộn hơn, cha mẹ nhiều áp lực trong công việc và trẻ em được sắp xếp với những hoạt động liên tục trên hàng núi bài tập về nhà. Những bữa tối dinh dưỡng thường được thay thế bằng thức ăn nhanh, dẫn đến những hậu quả sâu sắc đến sự kết nối của các thành viên trong gia đình và sự phát triển của trẻ.

Bữa cơm gia đình có một tầm trọng rất lớn. Ảnh: Hạ Mây

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bữa tối có một tầm trọng rất lớn, như nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia về Nghiện và Lạm dụng chất gây nghiện (CASA) tại Đại học Columbia đã tiết lộ, bữa ăn gia đình tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của trẻ trong gia đình.

Về nghiên cứu, giờ ăn đã giảm đáng kể từ năm 1950. Mặc dù ban đầu, cha mẹ có thể không thấy mối liên hệ nhưng bữa cơm gia đình đóng một vai trò lớn trong cuộc sống của trẻ. Nghiên cứu có tên Tầm quan trọng của bữa tối trong gia đình đã đào sâu để xem liệu có mối liên hệ giữa tần suất các bữa ăn gia đình và việc lạm dùng chất kích thích ở thanh thiếu niên hay không. Nó cũng khám phá suy nghĩ của thanh thiếu niên về khái niệm bữa tối gia đình.

Và kết quả, so với thanh thiếu niên ăn bữa tối với gia đình từ 5 đến 7 ngày mỗi tuần và những người chỉ ăn bữa tối gia đình ít hơn 3 ngày mỗi tuần, thì nhóm những người chỉ ăn bữa tối gia đình ít hơn 3 ngày mỗi tuần là: Gần gấp đôi khả năng sử dụng rượu; Khả năng sử dụng thuốc lá cao gấp đôi; Khả năng sử dụng cần sa cao gấp rưỡi.

Đáng lo sợ hơn nữa là những thanh thiếu niên này nói rằng họ có thể sử dụng cần sa hoặc thuốc theo toa trong một giờ hoặc ít hơn 1 giờ.

Nghiên cứu tiết lộ rằng đó không phải là thức ăn được phục vụ trong bữa tối mà là cuộc trò chuyện. Ba trong bốn thanh thiếu niên bày tỏ rằng họ nói những điều đang diễn ra trong cuộc sống của họ trong bữa tối. Các thanh thiếu niên được phỏng vấn đồng ý rằng khi nói chuyện với cha mẹ về các tình huống sự việc hằng ngày, họ sẽ ít hút thuốc, uống rượu và sử dụng cần sa hơn.

Bữa tối là một nghi thức của gia đình mà hầu hết các trẻ mong đợi. Nó mang lại cho cha mẹ cơ hội để làm gương cho hành vi tích cực và khuyến khích trẻ trong các công việc hằng ngày, giúp các thành viên trong gia đình thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Những thanh thiếu niên thường xuyên ăn tối gia đình thì gần như gấp ba lần khả năng rằng họ có mối quan hệ tuyệt vời với mẹ, và gấp ba lần khả năng họ có mối quan hệ tuyệt vời với cha.

Nguồn: Lao động