Trang chủ Gia đình Sức mạnh của thói quen tốt mỗi ngày bố mẹ tạo cho...

Sức mạnh của thói quen tốt mỗi ngày bố mẹ tạo cho con

38
0
Chia sẻ

Ngạn ngữ có câu: Gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận. Hành vi lặp đi lặp lại của một người sẽ hình thành thói quen, mà thói quen lại quay ngược lại nhào nặn nên cái tôi độc đáo.

Vì thế, người thích đọc sách và tư duy sẽ dành được trí thức và trí tuệ; người lúc nào cũng suy nghĩ cho người khác sẽ đạt được niềm vui và hạnh phúc; người gặp chuyện gì cũng giữ tâm thế tích cực, có thói quen nghĩ tới điều tốt chắc chắn sẽ đạt được thành công.

Có câu chuyện, người bố lớn tiếng quát mắng một người con trai, vì con hay chơi những trò chơi gây hại cho bản thân và người khác. Có vẻ cậu con trai không phục với lời quát mắng của bố nên cãi lại: Vì một chuyện nhỏ tại sao bố lại mắng con? Người bố bình tĩnh trả lời: Con thường xuyên làm như vậy thì không còn là chuyện nhỏ nữa. Con sẽ hình thành thói quen xấu có hại cho cả đời.

Thói quen sống lành mạnh, hay giờ giấc quy củ cần được bố mẹ tạo cho con từ nhỏ. Nếu thói quen tốt, sẽ có ích cho con cả đời. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng xấu đến cả cuộc đời của con sau này. Việc tạo thói quen này không dễ dàng nên bố mẹ thực sự cần sự kiên nhẫn và lý trí.

Trẻ con rất giỏi bắt chước. Vì vậy bố mẹ phải cố gắng duy trì nếp sinh hoạt quy củ, ăn cơm đúng giờ, đi ngủ đúng giờ…

Ví dụ: 9 giờ tối cho con đánh răng, lên giường, kể cho con nghe một câu chuyện trước giờ đi ngủ, chúc ngủ ngon, tắt đèn.. .Về việc thức giấc, chuẩn bị bản nhạc con thích đặt cạnh giường, đặt trước giờ thức dậy mỗi sáng, để con từ từ tỉnh giấc trong giai điệu yêu thích. Sau đó cùng con đánh răng, rửa mặt, ăn sáng.

Những việc này khiến con nhận thức được đã đến giờ đi ngủ và đến giờ thức dậy rồi mỗi ngày. Đấy chỉ là một trong những ví dụ cụ thể để con nhận thức thói quen lành mạnh và giờ giấc quy củ.

Sau đây là những thói quen lành mạnh mà bố mẹ nên tạo thói quen cho con mỗi ngày nhé!

1. Thời gian cho gia đình

Điều này rất quan trọng, mà khi lớn lên nhiều người vì bận rộn công việc mà vô tình bỏ qua. Bố mẹ nên là bạn với con từ lúc con còn nhỏ để con cảm thấy gần gũi, tin tưởng, chia sẻ được những vấn đề con gặp phải. Bố mẹ cũng cần hiểu những sở thích của con dù không thích. Nhưng điều đó sẽ bắt kịp xu hướng của con, nhất là khi con đến giai đoạn tuổi dậy thì.

Ví dụ một bữa ăn bắt buộc phải có đầy đủ các thành viên trong ngày sẽ khiến con cảm thấy gia đình là quan trọng.

2. Đọc sách mỗi ngày

Có câu nói: Hôm nay là độc giả, ngày mai là lãnh đạo, cho thấy tầm quan trọng của việc đọc sách mỗi ngày. Ban đầu chỉ cần 5 phút mỗi ngày, ít thôi cũng được nhưng dần dần con sẽ có thói quen và nâng dần lên sau đó. Đây là cách tuyệt vời giúp con xây dựng vốn từ ngữ và cách suy nghĩ sâu rộng cũng như có một tâm hồn đẹp.

3. Chơi thể thao

Hoóc môn endorphins được giải phóng khi tập thể dục khiến con người cảm thấy hưng phấn và tràn đầy năng lượng, nhờ thế chống lại căng thẳng học tập và cảm xúc tiêu cực. Chơi thể thao thường xuyên sẽ giúp con cân bằng hay biết cách đối phó với những thăng trầm sẽ đến trong cuộc sống.

4. Vệ sinh sạch sẽ

Từ cơ thể, sách vở, góc học tập hay nhà cửa, bố mẹ hãy dạy con vệ sinh sạch sẽ ngay từ nhỏ. Sự gọn gàng, sạch sẽ sẽ giúp con có ý thức bảo vệ bản thân và cho cả những người xung quanh mình.

5. Loại bỏ cảm xúc tiêu cực

Chính chúng ta thường không kiểm soát được bản thân hay tiêu cực là vì không được hình thành thói quen này từ lúc bé. Bởi vậy, bố mẹ hay đưa thói quen này vào một trong những thói quen quan trọng để hình thành cho con.

Bố mẹ hãy giúp con cảm nhận được cả niềm vui, nỗi buồn, những điều như ý hay không như ý tới trong cuộc sống. Cảm xúc phải được thể hiện chứ đừng nên kìm nén. Cách làm sao để con có thể xử lý những nỗi buồn và cơn giận một cách tích cực.

Có thể là viết nhật ký mỗi ngày, ngồi thiền… để tính cách con luôn bình tĩnh trước tất cả mọi việc.

Trên đây là 5 thói quen lành mạnh bố mẹ nên giúp con hình thành mỗi ngày.

Hãy từ từ thực hiện từng thói quen một, và đừng vội vàng bố mẹ nhé!

Nguồn: Gia đình & Xã hội