Trang chủ Dinh dưỡng Tại sao bé trai ở Gia Lai tử vong vì bạch hầu...

Tại sao bé trai ở Gia Lai tử vong vì bạch hầu dù đã tiêm chủng đầy đủ?

25
0
Chia sẻ

Thông tin cháu bé ở Gia Lai tử vong vì bạch hầu dù đã được gia đình đưa đi tiêm 3 mũi Quinvaxem (có thành phần vắc xin phòng bạch hầu) và đến 18 tháng tiêm nhắc lại mũi thứ 4 khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Dịch bạch hầu ở Gia Lai vẫn diễn ra phức tạp

Đó là bé trai người dân tộc Ba Na, trú tại xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai. Theo lời kể của gia đình, hôm 28/6, cháu đã xuất hiện triệu chứng sốt, ho, đau họng. Bố mẹ tưởng con bị ốm thông thường nên mua thuốc cho bé uống 6 ngày nhưng không đỡ.

Sáng 3/7, bé được đưa tới trung tâm y tế huyện Đắc Đoa chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi Gia Lai trong ngày. Tuy nhiên, đến sáng sớm 5/7 cháu bé đã tử vong. Đây là ca bệnh bạch hầu tử vong đầu tiên ở Gia Lai, người thứ 3 tử vong trên cả nước.

Nói về việc dù đã được tiêm phòng vẫn bị tử vong vì dịch bệnh, trao đổi với báo Gia đình & XÃ hội, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, khi đã tiêm chủng đầy đủ thì khả năng phòng bệnh bạch hầu lên tới gần 100%.

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng trẻ tiêm đủ mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm đủ mũi dịch vụ các loại vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 đều có thành phần bạch hầu thì khả năng phòng bệnh rất cao.

Bác sĩ Khanh cho rằng người dân ở các vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp cần hết sức chú ý. Nên tiêm lại cho trẻ khi đủ 4, 5 tuổi và 9-12 tuổi tiêm phòng nhắc lại tiếp, sau đó cứ sau 10 năm phải chích ngừa nhắc lại một lần… Ở người lớn, khu vực có dịch thì người dân cũng nên chủ động tiêm chủng.

Hiện nay, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu thường được kết hợp với các vắc-xin phòng bệnh khác (ví dụ: uốn ván, ho gà… trong Chương trình tiêm chủng mở rộng) trong cùng 1 mũi tiêm. Lịch tiêm chủng cũng có thể có chút sự thay đổi đối với các đối tượng trẻ nhỏ, trẻ lớn, người lớn, phụ nữ có thai…

Thông thường, trẻ nhỏ cần tiêm 3 mũi đầu cách nhau 1 tháng, 1 mũi nhắc lại cách 1 năm, tiếp theo sau đó là mũi nhắc lại cách 7-10 năm. Đối với trẻ lớn và người lớn, cần tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, mũi nhắc lại cách 9-12 tháng, tiếp theo sau đó là mũi nhắc lại cách khoảng 10 năm.

Nguồn: Ngày Nay