Trang chủ Sống Vì sao ngải cứu được coi là vị thuốc ‘quý hơn vàng’?

Vì sao ngải cứu được coi là vị thuốc ‘quý hơn vàng’?

15
0
Chia sẻ

Ngải cứu được xem là một loại thảo dược không chỉ có tác dụng trị cảm cúm, ho, mụn nhọt, cơ thể suy nhược mà còn được coi là bài thuốc quý hơn vàng đối với phụ nữ.

Vì sao ngải cứu được coi là vị thuốc 'quý hơn vàng'? Sự thật về ngải cứu ít người biết

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, là một loại rau ngon, bổ, có vị đắng. Trong 100g lá ngải cứu có 46 calo, carb chỉ chiếm khoảng 8.8%, protein chiếm 5.2%, chất béo chiếm 0.4% còn lại là lượng vitamin, khoáng chất cực dồi dào như vitamin K hay folate (B9).

Ngoài ra, ngải cứu còn chứa những hợp chất như Thujone, Artemisinin, Chamazulene. Những hợp chất này có công dụng điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa như chán ăn, trào ngược dạ dày và các bệnh lý ở bàng quang. Ngải cứu trị sốt, điều trị các bệnh gan, đau cơ, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, điều hoà kinh nguyệt, kích thích ăn ngon.

Theo bác sĩ Hoàng Sầm – Viện Y học bản địa Việt Nam, trong đông y, ngải cứu có tính ôn, vị cay dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, chữa đau bụng ho hàn, an thai, thổ huyết.

Ngải cứu được coi như vị thuốc quý hơn vàng với phụ nữ vì có tác dụng làm ấm tử cung, tiêu tán các chất độc, hàn khí mà không có vị thuốc nào có thể thay thế. Một đặc điểm vô cùng giá trị khác ở ngải cứu là lưu thông khí huyết.

Vì sao ngải cứu được coi là vị thuốc quý hơn vàng? Sự thật về ngải cứu ít người biết - Ảnh 1.
Ngải cứu có rất nhiều công dụng với sức khoẻ. Ảnh minh hoạ.

Bác sĩ Sầm cũng chia sẻ về thông tin cho rằng ngải cứu có thể gây sảy thai: “Ngải cứu không gây sảy thai như thông tin được nhiều người truyền miệng. Nếu dùng ngải cứu để an thai, phải dùng đúng cách và có sự chỉ dẫn của thầy thuốc”. 

Phần quý nhất của ngải cứu là rễ, tiếp đó đến phần thân rồi mới đến lá, bác sĩ Sầm nói thêm.

Cách tích trữ ngải cứu để dùng dần: Nhổ cả cây ngải cứu, rửa sạch, phơi khô trong bóng mát hoặc sao vàng bằng chảo. 

Các bài thuốc từ ngải cứu 

Bác sĩ Sầm hướng dẫn cách dùng của các bài thuốc có ngải cứu khô như sau:

Điều kinh: Một tuần lễ trước ngày có kinh, uống từ 6 – 12 gram (tối đa 29 gram) ngải cứu sắc hay hãm trà, chia thành 3 lần uống. Có thể dùng dưới dạng bột từ 1 – 10 gram, hay dưới dạng cao đặc 1 – 4 gram. 

Chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều: Bạn có thể uống nước ngải cứu vào ngày bắt đầu kỳ kinh và thậm chí trong kỳ để điều hoà lượng kinh nguyệt. 

Cách dùng: Lấy 10 gram ngải cứu khô, thêm 200 ml nước lọc, sắc đến khi còn 100 ml, uống 2 lần/ngày. Bạn có thể thêm đường để dễ uống hơn.

Đơn thuốc này có thể trị được chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt có màu đen. Tuy nhiên, thời gian uống là trước chu kỳ từ 7 – 10 ngày.

An thai: Ngải cứu còn có thể làm bài thuốc an thai cho phụ nữ đang mang thai mà có triệu chứng đau bụng, chảy máu. 

Cách dùng: Lấy 16 gram lá ngải cứu, 600 ml nước lọc, sắc đặc còn 100 ml, chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày, có thể thêm đường để dễ uống hơn. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng bài thuốc này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

Nguồn: Doanh nghiệp & Tiếp thị