Trang chủ Sống Xây dựng và duy trì các thói quen có lợi liệu có...

Xây dựng và duy trì các thói quen có lợi liệu có thực sự khó?

32
0
Chia sẻ

Trước tiên, hãy dẹp bỏ suy nghĩ các thói quen tích cực sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn chỉ sau một sớm một chiều. Xây dựng thói quen mới đồng nghĩa với việc phải thay đổi lối sống, dù ít hay nhiều, vì vậy, nên xem việc này giống như bạn đang tích lũy để gặt hái lợi ích dài hạn cho bản thân.

Bắt đầu xây dựng từng thói quen

Mỗi dịp năm mới, chúng ta thường quyết định sẽ thay đổi bản thân bằng một danh sách những mục tiêu và thói quen mới. Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều bỏ cuộc trước quá nhiều điều muốn làm đó. Vì vậy, hãy bắt đầu xây dựng từng thói quen một, và khi thói quen đó đã trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, bạn có thể tiếp tục bắt đầu hoàn thành những gạch đầu dòng tiếp theo.

Thử thách bản thân với từng mục tiêu nhỏ

Dù có một vài người có thể xây dựng một thói quen tích cực gần như ngay lập tức, hầu hết chúng ta cần thực hiện từng bước nhỏ để duy trì một thói quen lớn. Ví dụ, nếu bạn đang tìm cách thay đổi chế độ ăn uống của mình, đầu tiên, hãy cố gắng loại bỏ hoàn toàn tất cả các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Nếu muốn tạo thói quen vận động, hãy đăng ký tham gia một cuộc đua marathon trong 30 phút, vào 4-5 ngày mỗi tuần. Một khi bạn đã thoải mái và thích nghi với thói quen mới, bạn hoàn toàn có thể đặt mục tiêu mới với mức độ “nặng đô” hơn.

Theo dõi việc xây dựng thói quen

Bạn nên chú ý theo dõi việc xây dựng thói quen mới trung bình mỗi tuần một lần. Mỗi tuần cố gắng hết sức để theo dõi tiến trình của bạn. Hãy ngồi xuống, suy nghĩ xem bạn đang làm như thế nào và cách làm đó có thực sự hữu ích trong việc xây dựng thói quen hay không. Bạn cũng có thể viết thói quen đó ra giấy và dán ở những nơi dễ nhìn thấy, viết trong một bài đăng trên mạng xã hội để nhắc nhớ bản thân.

Ví dụ, khi bạn muốn thực hành lòng biết ơn mỗi ngày, nhưng chắc hẳn sẽ có ngày bạn quên làm điều này. Bạn có thể đặt báo thức để dành ít nhất 15 phút trong ngày, viết ra tất cả những điều khiến bạn biết ơn. Khi đã làm điều này trong hơn một tháng, các hành động được lặp lại liên tiếp đã trở thành một phần trong cuộc sống hiện tại, bạn cũng không cần một lời nhắc nhở nào để thực hành lòng biết ơn.

Không chỉ xây dựng thành công một thói quen mới, lòng biết ơn còn giúp bạn điều chỉnh lại trí não, để cảm thấy biết ơn về tất cả những gì mình có thay vì chỉ chăm chăm tập trung vào tất cả những gì bạn không có.

Ăn mừng “chiến thắng”

Nếu mỗi tuần trôi qua, bạn đang tiến bộ và thói quen đang trở thành một phần của con người bạn hiện tại, đừng quên việc tự thưởng cho mình vì điều đó. Bởi ai cũng biết rằng không dễ dàng để giữ một thói quen tốt, việc này đòi hỏi kỷ luật và thực hành nhiều hơn chúng ta nghĩ.

Tips cho việc xây dựng thói quen:

Tiếp cận tất cả yếu tố liên quan đến thói quen mới

Khi bạn muốn xây dựng thói quen nấu ăn, bên cạnh việc vào bếp, đọc sách, báo, xem các video về nấu ăn vừa khiến bạn ghi nhớ về thói quen này, vừa khiến quá trình tìm hiểu, tiếp cận và xây dựng thói quen trở nên dễ dàng hơn.

Đừng quá khắt khe với bản thân

Hãy kiên nhẫn với chính mình và tự tin rằng bạn có thể xây dựng được bất kỳ thói quen tốt nào miễn là bạn không bao giờ từ bỏ. Sẽ có một số ngày bạn quên nhưng đừng để điều đó làm bạn nản lòng, hãy bắt đầu lại và xem mỗi ngày là một khởi đầu mới.

Hãy học cách không phán xét bản thân hoặc cảm thấy tội lỗi khi mắc sai làm, thay vào đó bạn nên tập trung vào việc phát triển một kế hoạch để trở lại con đường xây dựng thói quen tích cực đúng hướng càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên, hãy cố gắng đừng lặp lại sai lầm cũ nếu không muốn tiếp tục thất bại lần thứ hai.

Nguồn: Đẹp