Kiểm soát tiền bạc hiệu quả sẽ khiến cuộc sống trở nên dư dả mà không nhất thiết phải có thu nhập quá cao.
Cùng xem 10 quy tắc chi tiêu dưới đây để bạn có cuộc sống thoải mái hơn.
1. Đầu tư vào bản thân
Đầu tư phát triển bản thân là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất bởi bản thân chúng ta là thứ tài sản quý giá nhất.
Đầu tư vào bản thân là sẵn sàng học hỏi và trải nghiệm những điều mới mẻ. Nếu bạn quan tâm, yêu thích một vấn đề nào đó, hãy tập trung vào nó. Đó có thể là tham gia khóa học trực tuyến, lấy chứng chỉ hoặc đăng ký các chương trình phát triển cá nhân. Dành thời gian và tiền bạc để đầu tư vào học tập và trau dồi kinh nghiệm, bạn sẽ nâng cao giá trị của mình và từ đó kiếm được nhiều tiền hơn.
2. Quy tắc 3 số 8
Một người trung bình làm việc 8 tiếng một ngày, ngủ 8 tiếng mỗi đêm và có 8 tiếng rảnh rỗi. Vì vậy, để trở nên giỏi hơn trong lĩnh vực nào đó, 8 tiếng rảnh rỗi phải được sử dụng hiệu quả và khôn ngoan.
Hãу tận dụng tốt 8 giờ rảnh rỗi, đầu tư vào những thứ mang lại hiệu quả dài hạn như học thêm kiến thức mới, kỹ năng mới… thay vì chỉ lên YouTube xem video giải trí.
3. Cẩn thận cho người thân và bạn bè vay tiền
Dù là người thân hay bạn bè vay tiền, việc trả nợ đúng hạn là điều cần nhắc nhở họ. Cho mượn tiền cũng phải xem hoàn cảnh đối phương ra sao, chỉ những lúc họ thật sự cấp bách, túng thiếu, bạn mới nên cho mượn. Còn khi đối phương vay tiền chỉ để mua một xe cộ, hàng hiệu hoặc đầu tư kiếm lợi cần phải xem xét lại.
Việc cho người thân vay tiền rất có thể khiến mối quan hệ tốt đẹp vốn có đi đến hồi kết. Bởi vậy trước khi cho ai đó vay tiền, bạn cần xác định số tiền đó phải được trả trong khoảng thời gian nhất định.
4. Chi tiêu hợp lý
Việc không có hạn mức cụ thể khiến bạn dễ dàng chi tiêu quá tay vào những khoản chi không cố định như tiền ăn uống, tiền chợ, mua sắm, giải trí.
Theo giáo sư Elizabeth Warren của Đại học Harvard, Mỹ, công thức giới hạn khoản chi hợp lý là 50 – 30 – 20, trong đó: 50% là chi tiêu thiết yếu (tiền nhà, tiền đi lại, tiền ăn, học phí cho con, hóa đơn tiện ích…), 30% là chi tiêu cá nhân (du lịch, giải trí, mua sắm…), 20% là mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng. Công thức này có thể linh hoạt điều chỉnh tùy theo nhu cầu chi tiêu, ngân sách của mỗi gia đình.
5. Mỗi ngày, dành một phút kiểm tra các khoản chi tiêu
Mỗi ngày, hãy dành một phút để kiểm tra mọi giao dịch bạn thực hiện trong ngày. Việc này sẽ khiến bạn phân định được chi tiêu nào thích hợp hoặc không thích hợp.
Kiểm tra các khoản chi tiêu trong ngày cũng giúp bạn định hướng được cho khoản chi tiêu vào hôm sau. Cách này sẽ giúp bạn hình dung được sinh hoạt hàng tháng và những khoản nào bắt buộc phải chi, những khoản nào có thể thay đổi.
6. Trước mỗi lần mua hàng, hãy so sánh
Mỗi khi phân vân có nên mua đồ hay không, hãy tự hỏi bản thân có thật sự cần chúng, nếu thiếu món đồ này bạn sẽ như thế nào. Ngoài ra, hãy tập cho mình suy nghĩ so sánh các món đồ mua sắm với ngày lương hiện tại. Liệu chúng đáng giá bao nhiêu ngày lương, từ đó bạn sẽ nhận thấy được tầm quan trọng của món đồ và quyết định mua hay không.
Ví dụ, khi nhìn thấy một chiếc áo len trong cửa hàng, hãy suy nghĩ: “Liệu chiếc áo len này có quan trọng hơn kỳ nghỉ tháng tới?”. Tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhặt, nhưng theo thời gian chắc chắn sẽ được một khoản kha khá cho bạn dự phòng.
7. Tuân theo quy tắc 24 giờ
Sẽ có thời điểm sau khi việc mua sắm kết thúc, bạn sẽ hối hận. Nhiều mặt hàng mua xong mới nhận ra, đó chỉ quyết định lúc bốc đồng vì nghĩ giá trị của sản phẩm không thấm tháp gì so với mức thu nhập của bản thân. Tuy nhiên, mỗi khi tổng kết, số tiền đã chi thật sự khiến bạn bất ngờ.
Hãy tuân theo quy tắc 24 giờ, chờ đủ một ngày sau khi muốn mua một sản phẩm nào đó. Cảm xúc bốc đồng sẽ dần lắng dịu và bạn có thêm thời gian suy nghĩ có nên mua hay không. Có chuyên gia thậm chí còn khuyên tăng lên 72 giờ. Thử áp dụng để thấy khi bỏ qua mặt hàng không cần thiết, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền.
8. Đừng rơi vào những mánh khóe tiếp thị
Ϲác công ty lớn luôn có những mánh khóe marketing khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho những thứ mà bản thân không thực sự cần. Ví dụ điển hình chính là các đợt giảm giá mà giá lại không thực sự giảm.
Vậу nên trước các món đồ được giảm giá mạnh, hãу tự so sánh chất lượng, giá gốc… đồng thời luôn tâm niệm: hàng giảm giá chủ yếu là những mặt hàng có giá cao hơn giá trị thực của nó, hoặc chất lượng không tương xứng mà thôi.
9. Nên đi mua sắm một mình
Khi cùng bạn bè đi mua sắm, đặc biệt là bạn thân chúng ta thường chi nhiều tiền hơn. Đơn giản là vì cả hai đi chung thường sẽ vui, mà tâm trạng vui sẽ khiến bạn vung tay quá trán.
Khi bạn muốn gặp gỡ bạn bè, hãy cùng nhau đi dạo trong công viên. Mua sắm không bao giờ được coi là giải trí mà là một nhiệm vụ nghiêm túc. Đối tượng lý tưởng đi mua sắm cùng nên là típ người có kinh nghiệm shopping, có khả năng đưa ra lời khuyên và can thiệp được thú vui chi tiêu của bạn.
10. Loại bỏ mọi suy nghĩ độc hại liên quan đến tiền bạc
Nhiều người có thói quen xấu và cách nhìn không lành mạnh về tiền bạc, ảnh hưởng đến cách chi tiêu, tiết kiệm. Đó là lý do tại sao hai người có cùng mức lương có cảm giác khác nhau về tài chính. Một người liên tục rơi vào tình trạng thiếu tiền, trong khi người khác lập ngân sách xoay sở tiết kiệm đặt cọc mua nhà.
“Tư duy về tiền bạc là tất cả niềm tin và thái độ của bạn về tiền bạc. Nó thúc đẩy các quyết định bạn đưa ra và hành động để kiếm tiền, tiêu tiền, tiết kiệm, đầu tư”, Sarah McCalden, người đầu tư về tiền bạc đến từ Anh nói.
Nguồn: VnExpress