Trang chủ Nhà ở 5 mẫu nhà gác lửng 2 phòng ngủ đẹp, hiện đại nhất

5 mẫu nhà gác lửng 2 phòng ngủ đẹp, hiện đại nhất

7
0
Chia sẻ

Nhà gác lửng 2 phòng ngủ phù hợp với những gia đình ít người, chưa đủ điều kiện tài chính. Tuy nhiên, nếu biết cách thiết kế, bài trí thì ngôi nhà sẽ vẫn rất khang trang và hiện đại.

Gác lửng là gì?

Gác lửng còn được gọi là tầng lửng hay gác xếp. Gác lửng là tầng trung gian giữa các tầng của một ngôi nhà chính và thường nó không được tính vào số tầng trong kiến trúc ngôi nhà. 

Thông thường, gác lửng được xây dựng trong những ngôi nhà có diện tích hẹp, hạn chế về chiều cao. Thiết kế gác lửng sẽ tăng thêm diện tích sử dụng cho ngôi nhà, làm không gian chứa đồ đạc hay thậm chí phòng ngủ. 

Gác lửng rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ. 

Tuy vậy, trong những ngôi nhà có diện tích lớn, không ít gia chủ đưa không gian chức năng của tầng trệt lên gác lửng như phòng khách, phòng ăn, phòng trưng bày…

Bên cạnh việc giúp cho gia chủ tăng thêm diện tích sử dụng, xây nhà gác lửng còn là phương án thiết kế tận dụng tối đa diện tích, tối ưu hoá không gian. Với cách thiết kế này, gia chủ vừa có thêm khu vực để bố trí chức năng theo nhu cầu riêng vừa tận hưởng được không gian sống thông thoáng, hiện đại. 

Những mẫu nhà gác lửng 2 phòng ngủ đẹp, hiện đại

Với cuộc sống đô thị như hiện nay, nhà cấp 4 có gác lửng trở nên khá phổ biến. Thiết kế gác lửng cho nhà cấp 4 thường áp dụng với những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Nhà cấp 4 tuy có diện tích mặt bằng khiêm tốn nhưng nếu thiết kế thông minh gác lửng sẽ mang đến sự thoáng đãng, rộng rãi và tiện nghi. 

Có thể sử dụng linh hoạt và tận dụng triệt để khoảng trống trong nhà, gác lửng không chỉ được sử dụng làm phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ… Thậm chí, nó còn trở thành không gian vui chơi, nghỉ ngơi hoặc chứa đồ tiện lợi.

Một ngôi nhà cấp 4 với thiết kế gác lửng làm không gian sinh hoạt. Gia chủ có thể sử dụng gác lửng này làm nhiều không gian chức năng khác nhau theo nhu cầu.
Gác lửng trong ngôi nhà có diện tích lớn được sử dụng làm không gian làm việc. 
Gác lửng của ngôi nhà này trở thành không gian đọc sách rất riêng tư. 
Một phòng ngủ trên gác lửng như thiết kế này sẽ tăng thêm diện tích sử dụng cho ngôi nhà. 
Thiết kế phòng ngủ trên gác lửng của ngôi nhà này đã tận dụng được ánh sáng tự nhiên. 

Những lưu ý khi xây nhà gác lửng 2 phòng ngủ

Để tìm được phương án thiết kế gác lửng theo nhu cầu sử dụng, trước tiên gia chủ cần xác định được diện tích không gian có sẵn, lựa chọn vật liệu phù hợp cho cấu trúc của ngôi nhà. 

Điều quan trọng tiếp đến là lựa chọn chiều cao của gác lửng. Tránh thiết kế gác lửng quá cao hoặc quá thấp bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Độ cao thông thường của gác lửng dao động từ 2,5m đến 2,8m. 

Bên cạnh đó, gia chủ cần tính toán tỉ mỉ và chi tiết nhất về độ thông thoáng và khả năng lưu thông khí bằng cách sử dụng những nguồn ánh sáng thích hợp. Tầng có gác lửng phải có chiều cao tối thiểu 4,5m. Diện tích của gác lửng thường chiếm 2/3 diện tích của một tầng. 

Kích thước của gác lửng lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào không gian có sẵn của ngôi nhà. Gia chủ cần xác định trước mục đích sử dụng gác lửng đó là gì để có thể thiết kế kích thước phù hợp. Không nên quá lạm dụng chất liệu gỗ cho tầng gác lửng để tránh cảm giác nặng nề và chật chội.

Tuỳ theo diện tích và kiến trúc của ngôi nhà, gia chủ có thể lựa chọn phong cách thiết kế gác lửng khác nhau. 

Với những ngôi nhà nhỏ và có 1 tầng thì có thể sử dụng gác lửng làm phòng khách hoặc phòng ngủ. Khu vực phía dưới có thể bố trí nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để xe. Còn với những gia đình tận dụng tầng trệt để kinh doanh thì gác lửng có thể sử dụng làm phòng khách, phòng ngủ hoặc nhà bếp. 

Có ý kiến cho rằng, xây gác lửng sẽ làm mất thẩm mỹ của một ngôi nhà đẹp. Quan điểm này dường như không hoàn toàn chính xác nếu gia chủ biết phân bổ không gian từng khu vực một cách hợp lý. Khi đó, gác lửng còn tăng thêm sự ấn tượng cho kiến trúc của ngôi nhà. 

Nguồn: VietNamNet