Khởi nghiệp không nhất thiết là phải ý tưởng táo bạo hay số vốn khủng, nhiều sinh viên không có yếu tố đó vẫn hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.
Tuy nhiên, câu chuyện khởi nghiệp chưa bao giờ là “màu hồng”, và xây dựng cả một sự nghiệp từ hay bàn tay trắng là con đường vô cùng chông gai.
Kỹ năng quản lý tài chính
Khi khởi nghiệp cần phải có một khả năng tài chính nhất định tùy theo ý tưởng, mô hình và mục tiêu khởi nghiệp. Quản lý tài chính tốt sẽ giúp bạn điều hành doanh nghiệp của mình có lãi và bảo vệ khoản đầu tư tài chính. Ngoài ra bạn sẽ cần có khả năng dự báo dòng tiền và doanh số của doanh nghiệp. Việc này có vai trò quan trọng ngay cả khi bạn mới khởi nghiệp mô hình nhỏ.
Quản lý tài chính không chỉ đơn thuần là biết bạn có bao nhiêu trong tài khoản ngân hàng để kinh doanh. Điều quan trọng là bạn phải hiểu tất cả các báo cáo tài chính và số liệu có ý nghĩa gì. Biết quy luật của thị trường và biết lập kế hoạch tài chính.
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường
Có vô số câu hỏi và vấn đề được đặt ra xoay quanh một ý định khởi nghiệp, đòi hỏi bạn cần có sự nghiên cứu và nhận định thị trường thật thấu đáo.
Để khởi nghiệp thành công trong kinh doanh, bạn phải có khả năng thu hút và “giữ chân” khách hàng. Tìm hiểu về khách hàng của bạn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ là một khía cạnh thiết yếu giúp bạn mở rộng thị trường.
Điều quan trọng là có thể quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách hiệu quả. Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt và có chiến lược tiếp thị tại chỗ sẽ giúp bạn tạo doanh số.
Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho người khởi nghiệp những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động. Ngoài ra, việc này giúp người khởi nghiệp phát triển kế hoạch kinh doanh và thích ứng với thị trường trong tương lai.
Nghệ thuật đàm phán
Bạn sẽ cần liên lạc và đàm phán với các nhà cung cấp, nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng và nhân viên của bạn. Có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời hiệu quả sẽ giúp bạn xây dựng các mối quan hệ làm việc tốt.
Ngoài ra, thương lượng là một trong những kỹ năng mạnh nhất một doanh nhân có thể có được. Khi cơ hội đến, khởi nghiệp phải biết làm thế nào để thương lượng với mức giá thấp nhất có thể và bán sản phẩm, dịch vụ với mức giá cao nhất có thể. Tuy nhiên, nếu kỹ năng đàm phán của khởi nghiệp chưa tốt, hãy nghiên cứu nghệ thuật đàm phán và thực hành làm việc đó bất cứ khi nào có cơ hội.
Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý rủi ro
Thương trường là chiến trường, thất bại là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên hãy học cách chấp nhận thất bại để đổi lấy kinh nghiệm và nhìn nhận lại minh. Cần giữ một tinh thần cởi mở và ý chí bền bỉ trước những khó khăn và chấp nhận đương đầu với nó, bởi nếu né tránh, sẽ lại có khó khăn khác tìm đến.
Bắt đầu kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn phải quản lý một loạt các công việc như quản lý các nguồn lực, thiết kế web, xây dựng các thủ tục chính sách… Kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo bạn có thể đưa ra những kế hoạch khả thi và hướng toàn hệ thống làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định.
Tùy theo từng thời điểm phát triển, từ ý tưởng đến thực thi và vận hành mà bạn sẽ cần những kế hoạch khác nhau. Đồng thời, kinh doanh cũng là hoạt động đầy rủi ro, nên hãy chắc rằng bạn đã cố gắng dự trù được càng nhiều càng tốt những vấn đề có thể xảy ra và bình tĩnh xử lý chúng.
Kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng
Nếu bạn sử dụng người, lãnh đạo sẽ là một kỹ năng quan trọng. Bạn phải có khả năng thúc đẩy nhân viên của mình để cải thiện năng suất. Ngoài ra, còn rất nhiều điều cần xem xét khi quyết định tuyển dụng nhân viên.
Đằng sau một doanh nghiệp thành công luôn có một nhà lãnh đạo tài ba. Đặc biệt khi đang xây dựng một công ty hoàn toàn mới, bạn thực sự cần hỗ trợ của mọi người và tin tưởng vào ý tưởng của bạn. Một người lãnh đạo thực thụ cần biết quan sát, phân phối công việc và nhìn nhận kịp thời để đưa ra những thay đổi linh hoạt trong hệ thống và nhân sự.
Dù biết khởi nghiệp là con đường khó khăn và sẽ có nhiều lần bạn rơi vào tình trạng lao đao, nhưng hãy luôn mạnh mẽ, lạc quan để làm chỗ dựa tinh thần cho mọi người. Làm được điều đó, sẽ có nhiều người tôn trọng và muốn đi theo hỗ trợ bạn, tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài của công ty bạn.
Các bạn sinh viên có thể thực hành kỹ năng lãnh đạo ngay trong các hoạt động trên lớp, trong các câu lạc bộ hoặc dự án cho sinh viên…
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp