Trang chủ Dinh dưỡng Những chế độ ăn tưởng giảm mà gây tăng cân bất ngờ

Những chế độ ăn tưởng giảm mà gây tăng cân bất ngờ

19
0
Chia sẻ

Bạn áp dụng chế độ ăn giảm cân, nhưng thất bại. Nguyên nhân thật bất ngờ, lại đến từ chính chế độ ăn giảm cân của bạn.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, có những chế độ ăn được cho là giúp bạn giảm cân nặng, nhưng thực tế lại khiến cân nặng của bạn không những giảm mà còn tăng thêm. Khi bạn giảm cân thất bại, hãy thử xem chế độ ăn của mình có mắc phải một trong những cách dưới đây không nhé.

Nước ép trái cây

Các loại nước ép trái cây vốn được xem là nguồn cung cấp các vitamin và ít năng lượng. Nhưng thực tế, nước ép trái cây lại chứa nhiều calo hơn bạn tưởng: khoảng 480 ml nước ép trái cây thường chứa đến 250-300 calo.

Đặc biệt, nước ép trái cây không chứa chất xơ, cho nên nó khiến chúng ta vẫn thèm ăn vì đói. Lời khuyên là thay vì uống nước ép, bạn hãy ăn trái cây cả miếng.

Ăn nhiều bữa nhỏ

Đã có không ít người áp dụng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, vì cho rằng dinh dưỡng sẽ được tiêu hóa hết, không tích lũy thành mỡ. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã phát hiện ra rằng, các bữa ăn nhỏ có thể kích thích sự thèm ăn, khiến bạn thèm, muốn ăn liên tục, vì chúng không tạo ra đủ calo cho cơ thể bạn.

Bởi vậy, cho dù chưa có tiêu chuẩn cụ thể về năng lượng lý tưởng cho một bữa ăn, nhưng thay vì các bữa ăn nhỏ, bạn hãy bắt đầu với ba bữa chính và một – hai bữa ăn nhẹ rồi điều chỉnh dần dần. Chỉ cần, bạn cố gắng đừng nạp quá nhiều năng lượng trong một ngày.

Chế độ ăn không gluten

Nhiều người chọn chế độ ăn không gluten và loại bỏ tinh bột, song thực tế chưa có bằng chứng cho thấy chúng sẽ khiến bạn gầy đi. Không những vậy, chế độ ăn này còn có thể khiến bạn tăng cân bởi nhiều loại thực phẩm không chứa gluten lại có lượng calo, chất béo, muối và đường khá cao. Nguyên nhân là do các nhà sản xuất phải tăng cường hương vị và kết cấu món ăn để bù đắp cho lượng gluten thiếu hụt.

Bạn nên cắt giảm thêm lượng đường và các loại carb (carbohyrates) nghèo dinh dưỡng khác, thay vào đó, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và nước để kéo dài cảm giác no bụng.

Ăn không đủ vào bữa sáng

Khi tỉnh dậy, bạn không thấy đói và chỉ ăn sáng bằng một miếng trái cây. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn vào các bữa ăn khác trong ngày.

việc cắt giảm lượng calo vào buổi sáng có nghĩa là bạn sẽ phải ăn nhiều hơn vào các bữa sau trong ngày.

Trong khi, quá trình trao đổi chất sẽ có hiệu quả tốt hơn vào buổi sáng và trưa so với cuối buổi chiều hoặc buổi tối. Vì vậy, nên thay đổi mô hình ăn uống với việc chú trọng vào bữa sáng và bữa trưa hơn bữa tối, đồng thời tránh ăn vặt vào buổi tối để có thể giảm cân hiệu quả hơn.

Ăn quá nhiều protein

Protein có lợi cho cơ bắp khi bạn giảm cân và góp phần kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều protein cũng như bánh mỳ, mỳ tôm có thể dẫn đến tăng cân. Các nghiên cứu cho thấy, về lâu dài, chế độ ăn giàu protein không có lợi cho việc giảm cân so với chế độ ăn giàu carbohydrate. Vì vậy, hãy lựa chọn chế độ ăn uống giàu chất xơ và chia nhỏ lượng protein hàng ngày bạn ăn thành ba phần khoảng 25-40g để đạt kết quả tốt nhất.

Ăn nhiều chất béo lành mạnh

Bơ hạnh nhân, dầu ô liu là những chất béo lành mạnh, không gây tăng cân. Tuy nhiên, những loại chất béo này lại chứa 9 calo/g, trong khi cả protein và carbonhydrate chỉ chứa 4 calo/g.

Đặc biệt, các chất béo này lại không mang đến cảm giác no như tinh bột khi so sánh trên cùng một lượng calo. Cho nên, bạn có thể thưởng thức các món ăn chứa chất béo không bão hòa, nhưng phải có chừng mực.

Nguồn: Khoa học & Đời sống