Trang chủ Gia đình Những đứa trẻ thành đạt trong tương lai thường đến từ gia...

Những đứa trẻ thành đạt trong tương lai thường đến từ gia đình thế nào?

28
0
Chia sẻ

Một gia đình có nền tảng tốt sẽ ảnh hưởng lớn tới sự hình thành của con trẻ và thậm chí tầm ảnh hưởng sẽ theo chúng suốt cả cuộc đời.

Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con trẻ. Sự ảnh hưởng của gia đình sẽ hình thành nên phẩm chất của những đứa trẻ. Trong khi đó, một người giáo viên tốt chỉ có thể ảnh hưởng tới trẻ từ 3- 5 năm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nền tảng mỗi gia đình lớn thế nào.

Những đứa trẻ thành đạt trong tương lai thường đến từ gia đình thế nào? - 1

Nếu yêu thương con trẻ, phụ huynh phải là những tấm gương đầu tiên để tạo dựng cho chúng một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Những đứa trẻ thành công trong tương lai thường đến từ những kiểu gia đình thế này.

Hãy thử xem liệu gia đình bạn có nằm trong số đó?

Gia đình lạc quan

Cách giáo dục của phụ huynh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ. Điều quan trọng nhất mà một em bé được thừa hưởng từ sự nuôi dưỡng từ bố mẹ, chính là học cách suy nghĩ. Những phụ huynh có tư duy tích cực sẽ có xu hướng nuôi dưỡng con cái suy nghĩ tích cực. Trong khi đó, nếu cha mẹ tiêu cực sẽ biến con trẻ ảnh hưởng theo.

Với những điều tích cực và lạc quan, sẽ truyền cho trẻ nhỏ sự tinh tế, luôn vui vẻ, chủ động đối diện với mọi khó khăn cũng như thất bại. Chúng học cách đối mặt với cuộc sống bằng nụ cười và cảm thấy tràn trề năng lượng.

Ngoài ra, mỗi gia đình cần tạo nên không khí vui vẻ hòa thuận để trẻ nhỏ học cách khám phá vẻ đẹp cuộc sống, học cách yêu thương cuộc đời.

Gia đình có nguyên tắc

Làm thế nào để bạn có thể đứng vững trong cuộc sống nếu thiếu nguyên tắc riêng? Đây là ranh giới cần thiết nhất. Một khi gia đình không có nguyên tắc, trẻ nhỏ khi lớn lên sẽ “mất” đi đôi chân của mình.

Có một câu ngạn ngữ rất hay: “Quy tắc vừa là sự kiềm chế, vừa là để bảo vệ”. Nhà giáo dục Trung Quốc Vương Vĩnh Thanh cho biết, từ nhỏ đã đặt ra quy tắc riêng cho gia đình, hình thành tính cách cho các con, trong đó không thể thiếu sự “nhẫn nhịn” và tính “kiên trì”.

Người ta thường có câu: “Phú quý chỉ tồn tại ba đời”. Trên thực tế, có những gia đình thế hệ sau vẫn có người tài, nhưng không tiếp tục gây dựng nổi cơ nghiệp của cha ông chỉ vì quy tắc kém. Một khi đời sau được truyền lại những quy tắc, sự phú quý có thể tồn tại qua nhiều thế hệ.

Gia đình coi trọng nền tảng giáo dục

Một gia đình biết coi trọng nền tảng giáo dục, đứa trẻ sinh ra thường sẽ ham học hỏi. Theo nhà giáo dục học người Trung Quốc Thái Nguyên Bồi, “gia đình chính là trường học đầu đời của con trẻ”. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, nên bổn phận của họ phải coi trọng nền tảng giáo dục gia đình.

Nếu như tới trường, trẻ em nhận được mọi cơ hội dạy bảo như nhau, thì khi về nhà, đừng để chúng bị thua thiệt về giáo dục.

Gia đình ham học hỏi

Bản chất của giáo dục là việc trau dồi những thói quen. Chúng ta cần hiểu rằng, mọi thói quen tốt của trẻ nhỏ đều được trao dồi, rèn luyện khi chúng còn bé.

Trong đó, cha mẹ sẽ là tấm gương phản chiếu, để con cái noi theo. Nếu em bé được nuôi dưỡng trong gia đình ham học hỏi, chẳng hạn như việc đọc sách, thì việc say mê học tập sau này sẽ dần trở thành thói quen, một niềm đam mê, chứ không còn là gánh nặng nữa.

Gia đình biết cách tôn trọng con trẻ

Để trẻ em trở thành những người thành đạt, có ích cho xã hội sau này, thì bước đầu tiên, phụ huynh cần biết tôn trọng tâm hồn của chúng. Hãy đặt niềm tin ở con trẻ, để chúng làm những gì mình muốn.

Tôn trọng trẻ em chính là nền tảng đầu tiên của mọi nền giáo dục. Cha mẹ hãy gieo vào con những “hạt giống”, tiếp thêm định hướng, chút sức mạnh và sự cổ vũ, chờ đợi “hạt giống” tốt sau này sẽ “khai hoa, nở rộ”.

Nguồn: VietNamNet