Trang chủ Sống Sau tuổi 40, đây mới là cách sống thông minh nhất của...

Sau tuổi 40, đây mới là cách sống thông minh nhất của người đẳng cấp

30
0
Chia sẻ
Sau tuổi 40, đây mới là cách sống thông minh nhất của người đẳng cấp: Tất cả gói gọn trong 1 từ này, ngẫm ra càng sớm càng bớt hối tiếc

Chúng ta mất 2 năm đầu đời để học nói, nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng. Sự im lặng đôi khi còn hơn cả ngàn lời nói bởi vì càng nói nhiều, càng tự ràng buộc. Do đó, hãy giới hạn bản thân bằng những lời nói.

Eleanor Roosevelt từng nói: “Những bộ óc vĩ đại bàn luận về ý tưởng. Những bộ óc bình thường bàn luận về sự kiện. Những bộ óc nhỏ nhen thì bình phẩm về con người”. Câu nói này được chứng minh một cách rất rõ ràng trong cuộc sống, chỉ cần bạn chịu khó để ý là sẽ nhận thấy.

Chúng ta dường như đang sống trong một thế giới mà mọi người chỉ chăm chăm nói lên ý kiến mà chẳng mấy ai chịu lắng nghe người khác. Chúng ta thích nghe những tin đồn, những câu chuyện vô căn cứ; thích đưa ra lời khuyên ngay cả khi chưa nghe hết câu chuyện nhưng lại chẳng đón chào nếu chúng dành cho mình.

Sau tuổi 40, đây mới là cách sống thông minh nhất của người đẳng cấp: Tất cả gói gọn trong từ này, ngẫm ra càng sớm càng bớt hối tiếc - Ảnh 1.
Trương Ái Linh viết trong “Định mệnh của một nửa cuộc đời”: “Đàn ông sau tuổi trung niên thường cảm thấy cô đơn. Bởi vì khi mở mắt ra, xung quanh họ có biết bao nhiêu người, nhưng không có ai để mình dựa vào.” Ảnh: Internet

Vậy thì những bộ óc vĩ đại, những tâm trí cao siêu kia có thể ở đâu giữa cuộc sống xô bồ này? Chúng đã bị thực tế làm tiêu biến hay vẫn ở đây, chỉ chờ chúng ta tìm lại?

Không đâu, tất cả những gì bạn cần làm để bộ não phát huy năng lực của mình, là im lặng. Điều này không hề dễ dàng. Thậm chí, nó còn được coi là một nghệ thuật, một liệu pháp tâm lý đặc biệt. Và những gì nó mang lại cho bạn trong các mối quan hệ, trong công việc và cuộc sống xứng đáng để được cân nhắc nhiều hơn.

Thực tế, 40 tuổi, giống như một ngã rẽ khác của cuộc đời, xóa nhòa đi những phù phiếm của tuổi 20 và cả những bàng hoàng của tuổi 30. 40 tuổi, đồng nghĩa với sự trưởng thành, không bị lay động bởi ngoại vật, là sự trưởng thành khi biết lắng nghe những lời nói sâu bên trong nội tâm.

Trong khoảng thời gian ngày càng quý giá này, có người vẫn sống cho qua ngày, trong khi những người thông minh, lại đã sớm đưa mình về chế độ “im lặng”.

Im lặng là yêu thương bản thân nhiều hơn

Sau tuổi 40, đây mới là cách sống thông minh nhất của người đẳng cấp: Tất cả gói gọn trong từ này, ngẫm ra càng sớm càng bớt hối tiếc - Ảnh 2.
Thời gian còn lại của cuộc đời thật ngắn ngủi, bạn nên trân trọng thời gian và hiểu rõ cuộc sống của mình, thay vì lãng phí thời gian vào những nơi không cần thiết. Ảnh: Aboluowang

Maksim Gorky từng nói: “Thế gian này, thứ nhanh nhất nhưng cũng chậm nhất, dài nhất lại ngắn nhất, bình phàm nhất nhưng cũng trân quý nhất, dễ bị bỏ qua cũng dễ khiến người ta phải hối hận nhất, chính là thời gian.”

Khi bạn ở tuổi đôi mươi, bạn có thể làm thêm trong vài ngày, sau đó đi chơi với bạn bè và sống một cuộc sống không ngừng nghỉ. Cơ thể luôn tràn đầy sức sống. Ốm rồi sẽ khỏi ngay. Điều này khiến bạn lãng quên bản thân và chỉ chăm chăm tìm những thứ vui trước mắt. Tuy nhiên, bước qua tuổi bốn mươi, mọi thứ sẽ lặng lẽ thay đổi. Thức đêm sẽ mất vài ngày để phục hồi, và một khi bị bệnh, cơ thể khó để quay lại như cũ.

Sống ở đời, thời gian tồn tại trên thế gian này của mỗi người dù sao thì cũng chỉ có hạn. Nếu bỏ đi khoảng thời gian trước tuổi 40, khoảng thời gian dành cho việc ngủ mỗi ngày, khoảng thời gian vô vị chẳng để làm gì… vậy thì thời gian còn lại thực ra không hề nhiều.

Chính vì thế, sau bốn mươi tuổi, bạn nên nhìn thấy sự ngắn ngủi của thời gian, và tự hỏi bản thân xem cuộc sống này có đáng giá không, bản thân có thực sự cần hay chỉ là trôi theo đám đông. Sau bốn mươi tuổi, bạn nên cố gắng giảm âm lượng của các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống càng nhiều càng tốt và lắng nghe tiếng nói bên trong bạn nhiều hơn.

Trước 40 tuổi, chúng ta gặp không biết bao nhiêu loại người, đi qua không biết bao nhiêu con đường, dù không thể trải nghiệm hết 100%, nhưng chắc hẳn cũng phải tới 80%, 90%. Do đó, quãng thời gian còn lại, thay vì lãng phí cho những việc, những vật không cần thiết, chi bằng dùng thời gian đó để làm phong phú hơn cuộc sống của mình.

Sống ở đời, tháng ngày chúng ta sống chẳng qua cũng chỉ hơn 30.000 ngày, lãng phí 1 phút cho những việc và người không đâu bên ngoài, là ta đã mất đi 60 giây. Bởi vậy, bước vào tuổi trung niên, thời gian dành cho chính bản thân mình thực ra không còn nhiều.

Nếu như cứ luôn chăm chăm vào việc dành thời gian đó cho những người và vật không cần thiết, không có cuộc sống của mình, vậy thì cuộc sống về già của chúng ta sẽ chỉ càng tồi tệ hơn theo khoảng thời gian đã lãng phí.

Cuộc đời còn lại, chỉ khi tránh xa những phiền nhiễu của thế giới bên ngoài, dành thời gian cho bản thân, biết quan tâm tới cảm nhận của chính mình, cuộc sống mới đem lại cho chúng ta nhiều bất ngờ và hạnh phúc hơn.

Tuổi bốn mươi nên biết tĩnh tâm, biết buông bỏ bước chân, từ bỏ những gì không nhận được và trân trọng những gì mình đang có. Bởi vì, càng lo lắng, bạn càng dễ sa ngã. Hãy để thời gian lắng lại và lắng nghe tiếng nói của chính mình nhiều hơn.

Thời gian là một tồn tại kỳ diệu. Với thời gian, lòng người có thể được kiểm chứng. Với thời gian, tình cảm có thể được soi tỏ.

Im lặng là để bản thân “lười biếng” một cách thích hợp

Sau tuổi 40, đây mới là cách sống thông minh nhất của người đẳng cấp: Tất cả gói gọn trong từ này, ngẫm ra càng sớm càng bớt hối tiếc - Ảnh 3.

Có người nói rằng: “Cuộc sống giống như sợi dây cao su, hãy căng bản thân mỗi ngày và tối đa hóa sự linh hoạt của bạn để tăng chiều rộng của cuộc sống.” Ảnh: Aboluowang

Bước vào tuổi 40, thân bất do kỉ, trên già dưới trẻ, chúng ta là trụ cột của cả gia đình. Bước vào tuổi 40, phải có bờ vai vững chắc để che được mưa chắn được gió, phải gánh lấy trách nhiệm. Tuy nhiên, cũng chính vì chúng ta là bầu trời của gia đình, nên chuyện gì cũng cần phải cân đo đong đếm, cân nhắc kĩ càng rồi hãy làm, đừng dễ dàng ngã xuống. Bởi vì, nếu chúng ta ngã xuống, bầu trời của cả một gia đình cũng sẽ sập theo.

Một đạo diễn từng nói: “Chết rồi, chẳng còn gì tồn tại nữa, chỉ cần còn sống, là còn hi vọng.” Vì vậy, bước vào tuổi trung niên, phải học cách “lười biếng”, tuyệt đối đừng để áp lực ăn mòn bản thân.

Chúng ta phải sống cho khỏe mạnh đã, rồi mới có thể bảo vệ và chăm sóc được những người thân yêu. Bạn cần phải biết rằng, thắng lợi chưa chắc đã dành cho người có tốc độ nhanh nhất, mà dành cho người kiên trì được tới cuối cùng.

Qua tuổi 40, cứ từ từ tiến về phía trước, có vậy mới đi được xa hơn.

Khi một người bước qua tuổi tứ tuần, hãy đối xử tốt với chính mình. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi thật tốt, để bản thân được lười biếng, đừng gò bó mình quá khiến cuộc sống mất đi sự linh hoạt.

Bạn biết không, nếu bạn ngã, cả gia đình sẽ sụp đổ.

Sống là sống sao để thể xác khỏe mạnh, tâm hồn phong phú. Đó chính là niềm hạnh phúc và hy vọng lớn nhất. Nếu không có một cơ thể khỏe mạnh và một thái độ sống tích cực, mọi nỗ lực sẽ trở nên lãng phí.

Có người mô tả những người trung niên như thế này: “Họ không dám ốm, không dám chết, không dám dừng lại”. Điều đau lòng hơn nữa là những cái “dám” này chỉ có thể tự mình chịu đựng.

Vì vậy, khi một người đến tuổi 40, thân thể không còn như trước, thời gian cũng không còn nhiều, chỉ có bản thân để dựa vào. Do đó, phải đối xử thật tốt với chính mình, sống chậm lại, bình tĩnh, bước đi từ từ, và tiến xa hơn.

Nguồn: Trí thức trẻ