Trang chủ Gia đình 6 kiểu gia đình tốt và xấu ảnh hưởng đến quá trình...

6 kiểu gia đình tốt và xấu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

15
0
Chia sẻ

Cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên hạnh phúc, nhưng muốn con lớn lên hạnh phúc cần có môi trường gia đình phù hợp, yêu thương và quan tâm thường xuyên.

Muốn trẻ lớn lên thuận lợi và sống hạnh phúc thì gia đình phải truyền cho trẻ nguồn năng lượng tích cực và ấm áp. Hay nói cách khác, kiểu gia đình thế nào sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ như thế nấy. 

Dưới đây là những kiểu “gia đình tốt” và “gia đình xấu” đối với việc trưởng thành của con trẻ. 

1. Gia đình tốt chủ động nói chuyện và giao tiếp hiệu quả, gia đình xấu nói chuyện tiêu cực và giao tiếp kém

Ngôn ngữ là công cụ tốt nhất để giao tiếp giữa con người với nhau. Một gia đình có năng lượng tích cực sẽ phát huy tốt vai trò tích cực của ngôn ngữ. 

Giao tiếp tốt có thể làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên thân ái hơn, đồng thời làm cho mọi người cảm thấy thoải mái. 

Những gia đình có bầu không khí u ám, tiêu cực thì thường không có cách giao tiếp hiệu quả. Thậm chí những gì họ nói thường làm tổn thương đến người thân của họ. Do đó, việc trò chuyện, quan tâm đến nay càng bị thui chột đi. 

6 kiểu gia đình tốt và xấu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ - Ảnh 1.
Gia đình tốt sẽ luôn cho trẻ tiếng cường vui vẻ.

2. Gia đình tốt cho bạn cảm giác an toàn và thoải mái, gia đình xấu sẽ thấy lo lắng và sợ hãi

Nhà là chỗ dựa lớn nhất của mỗi người và cũng là nơi nghỉ ngơi của mọi người. Khi con người trở nên bơ vơ, điều đầu tiên người đó nghĩ đến chính là gia đình và những người thân của mình. 

Gia đình tốt khiến mọi người cũng luôn nghĩ đến, hướng về và gia đình cho bạn sức mạnh vô hạn để đấu tranh, nỗ lực vượt qua khó khăn. 

Nhưng một gia đình tồi tệ lại có thể làm cho người ta sợ hãi, bất an. Khi đó, dù bên ngoài có phải chịu bao nhiêu khó khăn vất vả, họ cũng không muốn trở về tổ ấm của chính mình. Bởi vì một gia đình như vậy sẽ không hàn gắn được vết thương lòng cho họ mà còn khoét sâu thêm.

3. Gia đình tốt có nhiều lời khen ngợi, gia đình xấu có quá nhiều lời chỉ trích và buộc tội

Mỗi đứa trẻ đều có những ưu điểm riêng và không có đứa trẻ nào là hoàn hảo. Cha mẹ tốt sẽ nhìn ra tiềm năng và những thế mạnh của trẻ. Mỗi khi trẻ thành công, cha mẹ tốt sẽ không tiếc lời khen ngợi và đánh giá nỗ lực của trẻ. 

Điều này làm tăng sự tự tin của trẻ. 

Nhưng gai đình không tốt sẽ chỉ “nhặt xương trong trứng”, tìm những khuyết điểm của trẻ và khuếch đại lên. Điều này khiến đứa trẻ cảm thấy mất tự tin, thấy mình bị chối bỏ, như phế thải. Con đường phía trước, trẻ cũng không vui vẻ bước tiếp, luôn lo lắng, sợ hãi, bất an. 

6 kiểu gia đình tốt và xấu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ - Ảnh 2.
Một gia đình bất an, cãi cọ thì con trẻ cũng không thể lớn lên hạnh phúc

4. Gia đình tốt thường bày tỏ tình yêu, gia đình xấu thường che giấu

Bày tỏ tình yêu thương của bạn một cách hào phóng có thể nâng cao mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tốt hơn. Một gia đình tốt có thể nghe cha mẹ nói với con cái rằng họ yêu bạn nhiều như thế nào mọi lúc mọi nơi. Biểu hiện này sẽ khiến trẻ cảm thấy rằng chúng được mọi người coi trọng. 

Còn trong những gia đình xấu thường có xu hướng “tiết kiệm” bày tỏ tình cảm với nhau. Theo thời gian, trẻ sẽ cảm thấy bất an vì cảm thấy không được yêu thương. Mối quan hệ với cha mẹ vì thế mà lỏng lẻo. 

5. Gia đình tốt là làm gương bằng hành động, gia đình xấu luôn la mắng và dùng kỷ luật thô bạo

Đứa trẻ nào cũng mắc lỗi, điều quan trọng nhất là cách cha mẹ giáo dục con cái. Phương pháp giáo dục khác nhau sẽ quyết định cách cư xử của trẻ sau này. Gia đình tốt sẽ quan trọng việc cha mẹ làm gương cho con cái và giáo dục khi trẻ có lỗi. 

Còn gia đình xấu khi con mắc lỗi cha mẹ sẽ giận dữ, mắng chửi và dùng các hình thức kỷ luật thô bạo. Cha mẹ sẽ không coi con mình như đứa trẻ mà giáo dục nghiêm khắc như người trưởng thành. Điều này khiến tâm lý yếu ớt của trẻ dễ bị tổn thương và phát triển theo chiều hướng tiêu cực. 

6. Gia đình tốt là “team” hỗ trợ hiểu qua, gia đình xấu hiếm khi tương tác

Việc đồng hành cùng với sự trưởng thành rất quan trọng đối với trẻ em. Tuy nhiên, việc đồng hành của cha mẹ với con cái chỉ có hiệu quả trong thời gian nhất định. Khi trẻ lớn lên thì việc đồng hành này ngày càng giảm tác dụng. 

Gia đình tốt sẽ coi trọng thời gian ở bên con cái và cha mẹ sẽ đồng hành cùng con hết lòng. Cha mẹ và con cái tận hưởng khoảng thời gian bên nhau, cùng vui đùa, cùng tìm hiểu thế giới xung quanh, lớn lên cùng con. 

Gia đình xấu cha mẹ ít khi ở bên con cái. Họ thường tìm những lý do cá nhân để thoái thác việc ở bên con. Cha mẹ và con cái hầu như ít giao tiếp, trừ khi bên bàn cơm. Đặc biệt các ông bố thường có nhiều lý do vắng mặt trong quá trình phát triển thời thơ ấu của trẻ. 

Nguồn: Dân Việt