Trang chủ Khám phá Trái cà na mùa nước nổi

Trái cà na mùa nước nổi

17
0
Chia sẻ

Cây cà na trĩu cành vào vụ thu hoạch, trái được đem đập dập trộn muối ớt hay ngào đường làm món ăn vặt.

Mùa nước nổi ở miền Tây không chỉ mang đến nguồn cá tôm dồi dào mà còn vào vụ thu hoạch nhiều loại cây ăn trái. Lũ về, các linh non về, điên điển nở vàng triền bờ bông và trái cà na thì trĩu đầy cành.  Có một mùa lặng lẽ đong đầy kỷ niệm tuổi thơ mùa nước nổi. Đó là mùa cà na. Trái cà na quen mà lạ, quen vì chắc ai cũng từng ăn trái này, còn lạ là vì nhiều người chưa tận mắt nhìn thấy cây cà na, Nguyễn Tấn Đạt mở đầu khi chia sẻ về mùa thu hoạch cà na.  Bạn trẻ Nguyễn Tấn Đạt (1997, quê ở An Giang) có niềm đam mê du lịch, thích làm những công việc từ thiện và công tác xã hội. Trong thời gian giãn cách vì Covid-19, Đạt trốn ở vườn tại ấp An Quới, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, chăm sóc các loại cây ăn trái và thú vị nhất là hái cà na.
Mùa nước nổi ở miền Tây không chỉ mang đến nguồn cá tôm dồi dào mà còn vào vụ thu hoạch nhiều loại cây ăn trái, trong đó có cà na. Bạn trẻ Nguyễn Tấn Đạt (1997) quê ở An Giang có niềm đam mê du lịch, thích làm những công việc từ thiện và công tác xã hội. Trong thời gian giãn cách vì Covid-19, Đạt “trốn ở vườn” tại ấp An Quới, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, chăm sóc các loại cây ăn trái và thú vị nhất là dịp thu hái. Đạt chia sẻ, cà na nghe quen mà lạ, quen vì chắc nhiều người từng ăn trái này, còn lạ là vì không phải ai cũng được tận mắt nhìn thấy cây cà na.
Đạt cho biết không rõ cây cà na có từ bao giờ, thời trước cây này mọc dại theo dọc con đê, con mương, bờ rạch. Loại trái quê này được ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ, ngày nay người dân cũng đã trồng nhiều.  Vào thời điểm tháng 9-10 các năm trước, lúc chưa xuất hiện Covid-19, du khách về các tỉnh miền Tây như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang hay Sóc Trăng thấy cà na được bày bán khắp nơi, từ các khu chợ đến các xe hàng rong ven đường.
Trước đây cây cà na này mọc dại theo dọc đê, con mương, bờ rạch. Nhưng giờ đây thức quà quê này được các bạn trẻ ưa chuộng, mê ăn vặt, nên người dân trồng nhiều hơn. Vào tháng 9-10 các năm trước, khi chưa xuất hiện Covid-19, du khách về các tỉnh miền Tây như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang hay Sóc Trăng thấy cà na được bày bán khắp nơi, từ các khu chợ đến các xe hàng rong ven đường.
Cây cà na thuộc họ trám trắng, thân gỗ cao 10-25 m, chi chít nhánh, ra hoa trắng vào khoảng tháng 3-4. Cây thường phát triển tốt về phía mặt sông và trái ở phía này cũng nhiều hơn so với phía trong bờ. Trái cà na có hình thuôn tròn, dài cỡ 3 - 4 cm, khi già trái có màu xanh đậm, vị chát, còn chín có màu vàng nhạt, vị chua.
Cây cà na thuộc họ trám trắng, thân gỗ cao 10-25 m, chi chít nhánh, ra hoa trắng vào khoảng tháng 3-4. Cây phát triển tốt và hướng về phía mặt sông, trái ở phía này cũng nhiều hơn so với trong bờ. Trái cà na có hình thuôn tròn, dài cỡ 3-4 cm, khi già trái chuyển màu xanh đậm, vị chát, khi chín trái màu vàng nhạt, vị chua. Cây cà na thường trồng để be bờ giữ đất trong mùa lũ, ngoài ra còn trồng hái trái kiếm thêm thu nhập. Cà na dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, đôi khi chỉ cần đặt nhánh cây đã chiết ra rễ, vun ít phân, chúng vẫn phát triển tốt. Đạt cho biết vườn nhà có chừng 50 gốc cà na, trồng khoảng 3 năm thì cho trái.
Cây cà na gắn liền với ký ức tuổi thơ. Mùa cà na chín trùng với mùa khai giảng năm học mới. Tôi còn nhớ hồi nhỏ, lúc nghỉ giải lao giữa giờ học là chạy ra mua que cà na ngào đường, ngon ơi là ngon, Đạt kể. Ngoài ra, cây cà na còn gắn liền với kỷ niệm, người bạn thân thiết của người nông dân, là bóng mát cho họ tạm nghỉ ngơi, ăn cơm khi làm việc ngoài đồng, và còn là chỗ trú lúc trời sa mưa giông. Cây cà na thường trồng để be bờ giữ đất trong mùa lũ, ngoài ra còn trồng hái trái kiếm thêm phần nhỏ thu nhập. Cà na dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, đôi khi chỉ cần đặt nhánh cây đã chiết ra rễ, vun ít phân, chúng vẫn phát triển tốt. Đạt cho biết vườn nhà trồng khoảng 50 gốc cà na, trồng khoảng 3 năm thì cho trái.
“Cây cà na gắn liền với ký ức tuổi thơ. Mùa quả chín trùng với mùa khai giảng năm học mới. Tôi còn nhớ hồi nhỏ, lúc nghỉ giải lao giữa giờ học là chạy ra mua que cà na ngào đường, ngon ơi là ngon”, Đạt kể. Ngoài ra, cây còn là người bạn thân thiết của người nông dân, là bóng mát cho họ tạm nghỉ ngơi, ăn cơm khi làm việc ngoài đồng, và còn là chỗ trú lúc trời sa mưa giông.
Vào mùa thu hoạch, hái cà na cũng là một thú vui, đúng bài là chèo xuồng dọc theo sông để hái, còn nhiều cách hái khác như trèo lên cây, bắc thang tre lên cây, dùng sào tre có thiết kế phần rỗng phía đầu cây sào để đựng trái hoặc đơn giản là dùng sào tre có thiết kế phần móc sắt mắc vào cành để rung. Bên dưới thì bọn trẻ dùng nón hứng trái, những trái già sẽ rụng như mưa, phải nhanh tay lẹ mắt hớt lấy.
Vào mùa thu hoạch, hái cà na cũng là một thú vui, “đúng bài” là chèo xuồng dọc theo sông để hái, còn nhiều cách hái khác như trèo lên cây, bắc thang tre lên cây, dùng sào tre có thiết kế phần rỗng phía đầu cây sào để đựng trái hoặc dùng sào tre có móc sắt mắc vào cành để rung. Bên dưới có trẻ con dùng nón hứng trái, những trái già sẽ rụng như mưa, phải nhanh tay lẹ mắt lấy.
Anh Trần Văn Ngọt phụ tiếp gia đình Đạt thu hoạch cà na.  Trái cà na ăn mộc tại chỗ với muối ớt là tuyệt vời và ngon nhất là lúc trời chiều chiều mà trời mưa se lạnh. Khi ăn cà na cảm nhận đủ hương vị là cay, chua, mặn, đắng, ngọt như hương vị của cuộc đời, Đạt nói. Năm nay Đạt được mùa cà na, thu hoạch được khoảng 100 kg, bán được 15 – 20 nghìn đồng/kg, đem bỏ mối tại chợ Long Xuyên.
Anh Trần Văn Ngọt phụ gia đình Đạt thu hoạch cà na. “Trái ăn ngay tại chỗ với muối ớt là tuyệt vời và ngon nhất là lúc trời chiều chiều mưa se lạnh. Khi ăn trái mang đủ hương vị là cay, chua, mặn, đắng, ngọt như hương vị cuộc đời”, Đạt nói. Năm nay gia đình Đạt được mùa cà na, thu hoạch được khoảng 100 kg, bán được 15.000 – 20.000 đồng/kg, chủ yếu đem bỏ mối tại chợ Long Xuyên.
Cà na là thức quà bình dị, mộc mạc của tự nhiên ban tặng và được người dân miền Tây dùng làm nhiều món ăn vặt, được nhắc đến trong câu ca dao: Xứ đâu là xứ quê mùa/Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na. Thông thường cà na làm được các món ngon như cà na đập dập trộn muối ớt, cà na ngào đường, mức cà na. Đối với những người khoái ăn chua thì đập dập trộn muối ớt là hết sẩy. Trước khi chế biến, trái cà na được rửa sạch và để ráo nước. Lấy dao cắt bỏ cuống, rạch dọc vài đường trên thân trái, đem ra đập cho dập, ngâm nước muối cho bớt chua, xong vớt ra thao 1 kg cà na thì 300 g đường, thêm ít muối trộn đều và để vài tiếng cho đường thấm thì ăn được, bỏ vào keo để ngăn lạnh.  Đạt cho biết muốn ăn chua nhiều thì giảm đường, còn không chịu được chua thì thêm đường tùy sở thích. Bí quyết khi làm cà na đập là thêm chút ít nước mắm ngon vào khi trộn sẽ cân bằng vị ngọt và đậm đà hơn.
Là thức quà bình dị, mộc mạc của tự nhiên ban tặng và được người dân miền Tây dùng làm nhiều món ăn vặt, cà na được nhắc đến trong câu ca dao: “Xứ đâu là xứ quê mùa/Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na”. Thông thường trái được đập dập trộn muối ớt, ngào đường, hoặc làm mứt. Đối với những người khoái ăn chua thì đập dập trộn muối ớt là “hết sảy”. Trái rửa sạch để ráo rồi cắt bỏ cuống, rạch dọc vài đường trên thân, đập dập, ngâm nước muối cho bớt chua, xong vớt ra đong 1 kg trái thì cho 300 gr đường, thêm ít muối trộn đều, để vài tiếng là ăn được. Bí quyết khi làm cà na đập là thêm chút nước mắm ngon vào khi trộn sẽ cân bằng vị ngọt và đậm đà hơn.
Quá trình ngào đường cà na. Đối với món cà na ngào đường thì lựa trái ngon, to nhất, công đoạn làm trái cà na như cà na đập dập, chỉ khác phần nước đường là đường cát pha nước, để lửa rêu rêu cho nước đường không bị cháy khét, cà na sẽ ngấm đường từ từ, tạo thành hỗn hợp sệt, để được lâu ngày hơn.
Đối với món cà na ngào đường thì lựa trái ngon, to nhất. Sơ chế như món đập dập muối ớt, chỉ khác là trộn đường cát pha nước, cho lên chảo để lửa nhỏ tránh bị cháy khét, trái sẽ ngấm từ từ, tạo thành hỗn hợp sệt, để ăn được lâu ngày hơn.

Nguồn: VnExpress